Theo thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2014, khoảng 25-40% người lớn có triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản ít nhất 1 tháng 1 lần và 7-10% gặp phải triệu chứng ợ nóng mỗi ngày. Tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản dao động từ 18,1% đến 27,8% ở Bắc Mỹ, 8,8% đến 25,9% ở châu Âu, 2,5% đến 7,8% ở Đông Á, 8,7% đến 33,1% ở Trung Đông, 11,6% ở Trung Đông Úc và 23,0% ở Nam Mỹ. Mời Cô Bác, Anh Chị tìm hiểu chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là gì, nguyên nhân, các dấu hiệu, triệu chứng khi bị bệnh, phương pháp chẩn đoán và điều trị trong bài viết sau!
Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên vùng thực quản, họng làm kích ứng niêm mạc thực quản gây ợ nóng, ợ trớ. Bệnh trào ngược dạ dày còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản tiếng anh có tên là Gastroesophageal reflux disease – GERD. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và thậm chí dẫn đến ung thư biểu mô thực quản.
Cô Bác, Anh Chị có thể bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản khi có các triệu chứng của trào ngược axit nhiều hơn hai lần một tuần.
Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, một số trường hợp người bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể cần dùng các thuốc mạnh hơn để điều trị hoặc phẫu thuật để giảm nhẹ các triệu chứng.
Các giai đoạn của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Có nhiều cách đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Theo đó có 2 cách được áp dụng phổ biến là:
- Phân độ Los Angeles (LA): đánh giá viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản.
- Phân độ Hill: đánh giá nếp van dạ dày – thực quản.
Để đánh giá theo hai phân độ trên đều cần tiến hành nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng.
Phân độ Los Angeles đánh giá viêm thực quản trào ngược
Đây là hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến và có giá trị thiết thực nhất để đánh giá mức độ viêm thực quản trào ngược. Theo đó có 4 cấp độ từ nhẹ (cấp độ A) đến nặng (cấp độ D):
- Viêm thực quản trào ngược độ A: Một hoặc nhiều vết rách niêm mạc ≤ 5 mm không vượt qua đỉnh của 2 nếp niêm mạc.
- Viêm thực quản trào ngược độ B: Một hoặc nhiều vết rách niêm mạc > 5 mm không vượt qua đỉnh của 2 nếp gấp niêm mạc.
- Viêm thực quản trào ngược độ C: Một hoặc nhiều vết rách niêm mạc cắt ngang ≥ 2 nếp gấp niêm mạc và liên quan đến < 75% chu vi thực quản.
- Viêm thực quản trào ngược độ D: Một hoặc nhiều vết rách niêm mạc liên quan đến ≥ 75% chu vi thực quản.
Phân độ Hill đánh giá nếp van dạ dày – thực quản
Đây là phương pháp đánh giá đánh giá bất thường của nếp van dạ dày – thực quản trong nội soi, liên quan khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Theo đó, nếp van thực quản – dạ dày nằm ở chỗ nối giữa dạ dày và thực quản.
Theo phân loại Hill có 4 cấp độ xếp loại từ I đến IV:
- Độ I: nếp gấp rõ, lỗ tâm vị ôm chặt ống soi.
- Độ II: nếp gấp còn rõ nhưng không bằng độ I, lỗ tâm vị mở ra đóng vào nhanh theo hô hấp.
- Độ III: nếp gấp không rõ và lỗ tâm vị không ôm chặt ống soi.
- Độ IV: không còn nếp gấp, vùng nối dạ dày thực quản mở và có thể thấy được biểu mô thực quản ở tư thế quặt ngược ống soi ở dạ dày.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày – thực quản
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày – thực quản là do cơ thắt thực quản dưới không đóng kín, dẫn đến thức ăn cùng các chất dịch và axit dạ dày sẽ trào ngược trở lại thực quản. Axit trào ngược từ dạ dày vào thực quản sẽ kích thích niêm mạc thực quản và gây viêm thực quản. Đây chính là tình trạng trào ngược hoặc trào ngược dạ dày – thực quản.
Cơ thắt thực quản dưới (LES) là một vòng cơ tròn ở cuối thực quản có chức năng co thắt khiến dịch dạ dày không thể trào ngược trở lại thực quản. Khi nuốt, LES sẽ giãn ra để thức ăn và chất lỏng chảy vào dạ dày. Sau đó cơ vòng đóng lại.
Yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày – thực quản
Yếu tố gây trào ngược dạ dày – thực quản có thể đến từ việc tăng cân, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn, cafein, thuốc lá hay stress,… Ngoài ra các bệnh liên quan đến dạ dày: Ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn bị,… cũng là yếu tố, nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây trào ngược axit lên thực quản.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:
- Thừa cân, béo phì
- Phụ nữ trong thai kỳ
- Tiền sử bệnh lý về mô liên kết
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
- Hút thuốc lá
- Stress/căng thẳng
- Tác dụng phụ của thuốc
Thừa cân, béo phì
Cân nặng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng và cơ thắt thực quản, cụ thể là tạo áp lực lớn lên các bộ phận này. Từ đó, nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản cũng tăng lên.
Phụ nữ trong thai kỳ
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) được báo cáo ở 80% trường hợp mang thai. Nguyên nhân do sự thay đổi hormone của người mẹ làm ảnh hưởng nhu động của dạ dày, từ đó làm thời gian tiêu hóa thức ăn trong dạ dày trở nên lâu hơn. Ngoài ra, cơ thắt thực quản dưới (LES) cũng giãn ra do sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone trong quá trình mang thai. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản ở phụ nữ mang thai.
Tiền sử bệnh lý về mô liên kết
Yếu tố, nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể từ các bệnh viêm dạng thấp, xơ cứng bì, thoát vị hoành hay liệt dạ dày.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Một trong những yếu tố, nguyên nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản phải kể đến là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Dẫn đến, thức ăn còn tồn đọng trong dạ dày, làm giãn và đóng không kín cơ thắt thực quản dưới (LES), gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản, cụ thể như:
- Ăn quá no trước khi ngủ khiến thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết và ứ lại, dẫn đến cơ thắt thực quản dưới (LES) không đóng kín. Axit cũng như thức ăn từ dạ dày có thể trào ngược lên lại thực quản.
- Lạm dụng rượu bia làm giãn cơ vòng thực quản dưới (LES) và tăng tiết axit trong dạ dày.
- Thường xuyên dùng thực phẩm có tính axit (như trái cây họ cam quýt, cà chua, dứa…) dễ gây kích thích dạ dày và khiến triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản thêm trầm trọng hơn.
- Thường xuyên dùng thực phẩm giàu chất béo (như khoai tây chiên, kem chua, phô mai, sữa nguyên chất, thịt đỏ…) khiến dạ dày phải tiêu hóa thức ăn lâu hơn, từ đó tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản.
Hút thuốc lá
Yếu tố, nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản là do hút thuốc lá. Khi này áp lực cơ vòng thực quản dưới (LES) giảm, axit dạ dày được tăng tiết và có thể trào ngược lên thực quản. Đồng thời, hút thuốc lá còn khiến cơ thể dễ viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, hoặc Barrett thực quản. Đây là yếu tố có thể chuyển biến thành ung thư thực quản.
Stress/căng thẳng
Ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản, cơ thắt thực quản dưới không đóng kín. Nếu người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng thường xuyên sẽ làm tăng axit trong dạ dày. Khi đó axit dạ dày càng dễ dàng trào ngược lên thực quản, càng khiến bệnh thêm trầm trọng.
Tác dụng phụ của thuốc
Các thuốc kháng cholinergic, kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn canxi, progesterone và nitrat,… làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES) gây nên tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
Lưu ý: Nếu nghi ngờ thuốc đang dùng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày – thực quản, Cô Bác, Anh Chị nên trao đổi với Bác sĩ điều trị, tránh ngưng thuốc đột ngột.
Sinh lý bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Cơ chế bệnh sinh hay còn gọi là sinh lý bệnh trào ngược dạ dày – thực quản rất phức tạp và liên quan đến:
- Rối loạn trương lực cơ thắt thực quản dưới (LES)
- Ảnh hưởng của bệnh lý thoát vị hoành
- Suy giảm khả năng bảo vệ niêm mạc thực quản chống lại hiện tượng trào ngược
- Rối loạn vận động thực quản
Rối loạn trương lực cơ thắt thực quản dưới
Bình thường cơ thắt dưới thực quản (LES) chỉ giãn mở ra khi nuốt. Sau đó, LES sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi xảy ra tình trạng trương lực cơ giảm, dịch dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản. Bình thường, dịch nhầy thực quản với bicarbonat và nước bọt có tính kiềm sẽ trung hòa axit của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản. Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày. Rối loạn trương lực cơ thắt thực quản dưới khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản, xảy ra khi:
- Chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES) bị suy giảm.
- Tình trạng giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua – TLESRs.
Các yếu tố nguy cơ gây TLESRs và sự suy giảm chức năng của LES bao gồm:
- Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Tiêu thụ lượng caffeine cao.
- Phụ nữ mang thai.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị.
Giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua là nguyên nhân của từ 48-73% các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Thoát vị hoành
Cơ hoành là cơ vân dẹt hình vòm phân chia khoang ngực và khoang bụng. Bình thường, cơ hoành co và tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày – thực quản.
Thoát vị hoành (Hiatal Hernia) là tình trạng dạ dày (Stomach) trượt lên qua cơ hoành (Diaphragm) khiến cơ thắt dưới thực quản (Esophageal sphincter – LES) không nằm cùng mức với cơ hoành gây trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản (Esophagus).
Thoát vị hoành sẽ làm tăng tần suất trào ngược axit dạ dày dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và hầu như không có triệu chứng.
Theo một nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa thoát vị hoành và viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản, tỉ lệ thoát vị hoành hiện diện ở bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là 94%.
Suy giảm khả năng bảo vệ niêm mạc thực quản chống lại sự trào ngược dạ dày – thực quản
Niêm mạc thực quản có chức năng như hàng rào bảo vệ chống dịch vị dạ dày khi bị trào ngược. Trong chất trào ngược có thành phần axit dạ dày (axit clohydric và pepsin) và chất kiềm tá tràng (muối mật và các enzym tuyến tụy). Niêm mạc thực quản bị tổn thương khi tiếp xúc lâu với chất trào ngược.
Nhịn đói, bỏ bữa thường xuyên có thể là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản. Để dạ dày trống quá lâu khiến nó căng chướng và tăng tiếp xúc niêm mạc thực quản với chất trào ngược từ dạ dày.
Khiếm khuyết nhu động thực quản
Thông thường, các thành phần có tính axit trong dạ dày khi đến thực quản được làm sạch bằng nhu động thực quản và trung hòa axit bằng nước bọt. Theo nghiên cứu, 21% bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là do sự suy giảm nhu động thực quản gây ra các triệu chứng trào ngược nghiêm trọng và tổn thương niêm mạc thực quản.
Dấu hiệu và triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và dấu hiệu cảnh báo cần đến gặp Bác sĩ ngay.
Triệu chứng thường gặp ở bênh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản
Nhận biết sớm các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản giúp người bệnh thăm khám kịp thời và có hướng điều trị hiệu quả.
Dưới đây là các triệu chứng liên quan tiêu hóa thường gặp:
- Ợ nóng (cảm giác nóng rát ở ngực, thường sau khi ăn).
- Ợ trớ (cảm giác thức ăn trào ngược lên miệng, để lại vị chua hoặc đắng)
- Đau tức ngực, cơn đau bắt đầu sau xương ức (đau vùng thượng vị) và di chuyển lên cổ và cổ họng.
- Khó nuốt, nuốt nghẹn.
- Khó tiêu do axit
- Khó thở
- Buồn nôn, nôn ói
- Miệng tiết nhiều nước bọt, hôi miệng, mòn men răng.
Các triệu chứng ngoài không liên quan tiêu hóa khi bị trào ngược dạ dày – thực quản vào ban đêm:
- Ho mãn tính: ho khan hoặc ho có đờm.
- Viêm thanh quản: khàn giọng, mất tiếng khi ngủ dậy.
- Xuất hiện hen suyễn hoặc làm trầm trọng tình trạng hen suyễn: thở khò khè, hay hắng giọng, hụt hơi sau vận động.
- Giấc ngủ bị gián đoạn, kèm theo triệu chứng mệt mỏi.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần thăm khám ngay
Khi có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản đặc biệt là ợ nóng kéo dài và không thuyên giảm, Cô Bác, Anh Chị nên đến bệnh viện, phòng khám dạ dày uy tín để thăm khám hệ tiêu hóa.
noisoitieuhoa.com là phòng khám nội soi dạ dày tại TpHCM uy tín, trang bị trang thiết bị nội soi tiên tiến, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến ống tiêu hóa trên. Đặt lịch hẹn ngay với bác sĩ noisoitieuhoa.com để được tư vấn điều trị sớm.
Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Việc chẩn đoán, thăm khám bệnh trào ngược dạ dày – thực quản giúp Bác sĩ xác định tình trạng bệnh và kiểm tra hiệu quả của phác đồ điều trị. Quy trình chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm khám lâm sàng và các cận lâm sàng như nội soi dạ dày, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tình trạng bệnh cũng như bệnh sử của Cô Bác, Anh Chị và người thân để định hướng chẩn đoán. Cô Bác, Anh Chị có thể thực hiện bảng câu hỏi GerdQ gồm 6 câu hỏi, sử dụng thang đo Likert 4 cấp độ (0 – 3). Tổng điểm GerdQ nằm trong khoảng 0 – 18.
Câu hỏi | Điểm liên quan tần suất của triệu chứng | |||
---|---|---|---|---|
0 ngày | 1 ngày | 2 – 3 ngày | 4 – 7 ngày | |
Bạn có thường xuyên cảm thấy nóng rát sau xương ức (ợ nóng) không? | 0 | 1 | 2 | 3 |
Bạn có thường xuyên gặp tình trạng thức ăn hoặc dịch trào ngược lên cổ họng hoặc miệng (nôn trớ) không? | 0 | 1 | 2 | 3 |
Bạn có thường xuyên bị đau thượng vị không? | 3 | 2 | 1 | 0 |
Bạn bị buồn nôn bao lâu một lần? | 3 | 2 | 1 | 0 |
Bạn có thường xuyên khó ngủ vì chứng ợ nóng và/hoặc nôn trớ không? | 0 | 1 | 2 | 3 |
Bạn có thường xuyên dùng thuốc điều trị chứng ợ nóng và/hoặc nôn trớ, ngoài những loại thuốc mà Bác sĩ đã chỉ định không? | 0 | 1 | 2 | 3 |
Thông thường, những người bị trào ngược dạ dày – thực quản sẽ có mức điểm từ 9 trở lên (độ nhạy là 66% và độ đặc hiệu là 64%). Bảng câu hỏi này mang tính chất tham khảo, giúp Bác sĩ đánh giá tốt hơn tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản của Cô Bác, Anh Chị.
Cô Bác, Anh Chị có các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể được chỉ định thử dùng liệu pháp ức chế axit. Điều trị thử bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong vòng 7 đến 14 ngày.
Ở những trường hợp không cải thiện hoặc có các triệu chứng kéo dài Cô Bác, Anh Chị sẽ được chỉ định thực hiện một số cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Cận lâm sàng
Khi thăm khám cận lâm sàng, bác sĩ sẽ cần làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và nội soi tiêu hóa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản gồm những gì?
Bác sĩ sẽ chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh trào ngược dạ dày – thực quản như kiểm tra độ pH hoặc đo áp lực thực quản. Mục đích để Bác sĩ xác định có bị trào ngược dạ dày – thực quản hay không, đồng thời loại trừ các bệnh lý liên quan khác.
- Kiểm tra độ pH: Nếu kết quả nội soi không thấy bất thường, bác sĩ có thể đo nồng độ axit bên trong thực quản bằng cách thực hiện kiểm tra pH 24 giờ kể cả khi đã điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton. Phương pháp này sẽ đo lượng axit trong thực quản khi cơ thể ở các trạng thái khác nhau, chẳng hạn như trong khi ăn hoặc ngủ.
- Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry): giúp đo các cơn co thắt trong thực quản khi người bệnh nuốt. Đo áp lực thực quản được sử dụng để đánh giá nhu động thực quản trước khi điều trị phẫu thuật.
Nội soi tiêu hóa
Phụ thuộc vào các triệu chứng và tiểu sử bệnh mà Cô Bác, Anh Chị có thể được chỉ định nội soi tiêu hóa trên, tiêu hóa dưới hoặc toàn bộ ống tiêu hóa.
Để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, Cô Bác, Anh Chị sẽ được chỉ định nội soi thực quản sử dụng dây soi có gắn camera. Thông qua camera, Bác sĩ sẽ quan sát được các tổn thương ở niêm mạc thực quản hoặc tình trạng nếp van dạ dày – thực quản không đóng kín. Từ đây, Bác sĩ đánh giá được tình trạng trào ngược, hỗ trợ quá trình điều trị sau này. Ngoài ra, nội soi phối hợp sinh thiết làm giải phẫu bệnh ở những vùng bất thường, có thể phát hiện sự thay đổi của lớp biểu mô trụ trong bệnh thực quản Barrett.
Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-quang cản quang: Kỹ thuật sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày – thực quản, giúp phát hiện các vết loét thực quản và hẹp thực quản. Tuy nhiên, chụp X-quang cản quang không hiệu quả để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở mức độ nhẹ và vừa.
- Chụp X-quang: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chụp X-quang để quan sát hình ảnh toàn bộ thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp này hạn chế về khả năng chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nhưng giúp loại trừ các tình trạng bệnh lý khác như viêm, loét dạ dày – tá tràng.
Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Tuyến niêm mạc dạ dày tiết chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị ăn mòn bởi axit clohydric, axit này giúp hoạt hóa enzym pepsin, đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein. Tuy nhiên các cơ quan khác lại không có cơ chế bảo vệ này.
Khi tiếp xúc với dịch dạ dày, niêm mạc thực quản nhanh chóng bị tổn thương, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.ư
Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản như:
- Viêm loét thực quản: là tình trạng axit dạ dày ăn mòn thực quản hình thành vết loét, có thể xuất huyết. Loét thực quản gây nên các triệu chứng khó nuốt, đau rát cổ họng cho người bệnh.
- Hẹp thực quản: là tình trạng axit dạ dày ăn mòn phần dưới của thực quản và hình thành mô sẹo. Các mô sẹo thu hẹp đường dẫn thức ăn, gây nên sự tắc nghẽn khi nuốt.
- Thực quản Barrett: là tình trạng axit dạ dày gây ra những tổn thương ở tế bào trong biểu mô lót dưới thực quản. Những thay đổi này có liên quan đến những tổn thương tiền ung thư thực quản. Khoảng 10% trường hợp mắc thực quản Barrett nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản: là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Do đó, tầm soát ung thư thực quản sẽ giúp Cô Bác, Anh Chị kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hóa, xác định các dấu hiệu, biểu hiện bất thường nhằm phát hiện ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị.
- Các vấn đề khác: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ra các vấn đề ở phổi như hen suyễn, viêm phế quản và viêm phổi. Nếu trào ngược đến cổ họng gây kích ứng, đau hoặc dịch đi vào phổi khiến người bệnh bị khàn giọng, chảy nước mũi sau, nghẹt thở và ho kéo dài.
> Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Nhiều người có thắc mắc trào ngược dạ dày – thực quản có thể tự khỏi không? Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát sự khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và dùng thuốc không kê đơn. Nhưng nếu người bệnh bị trào ngược dạ dày – thực quản nặng có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật để giảm nhẹ các triệu chứng.
Cách điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng bệnh.
Lời khuyên về chế độ ăn uống và sinh hoạt dành cho người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:
- Nâng đầu giường khoảng 15 cm (6 inch).
- Hạn chế sử dụng thực phẩm và đồ uống chứa chất kích thích mạnh gây bài tiết axit như chất béo, sô-cô-la, caffeine và đồ uống có cồn.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản như trái cây và nước trái cây họ cam quýt, các sản phẩm cà chua và hạt tiêu.
- Chia nhỏ các phần ăn trong mỗi bữa có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trào ngược.
- Dành thời gian hợp lý cho mỗi bữa ăn, nên ăn chậm, nhai kỹ.
- Hạn chế nằm sau khi ăn vì dạ dày cần ít nhất từ 2-3 giờ để axit trong dạ dày giảm xuống.
- Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới. Do đó, ngừng hút thuốc là biện pháp quan trọng để giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
- Giữ cân nặng hợp lý vì nếu thừa cân sẽ khiến các triệu chứng trào ngược diễn ra nghiêm trọng hơn.
- Tránh mặc quần áo chật, ép eo để hạn chế gây áp lực lên bụng và phần dưới của thực quản.
Dùng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bằng thuốc có thể dùng thuốc không kê toa hoặc thuốc kê toa tùy theo tình trạng của người bệnh.
Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Loại thuốc này có tác dụng giảm tiết axit dạ dày. Theo phác đồ điều trị của ACG, người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản được kê thuốc PPI uống trong vòng 8 tuần. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau đầu, ngứa, đồng thời có thể làm ảnh hưởng đến việc dùng một số loại thuốc khác (như thuốc chống động kinh, thuốc làm loãng máu).
- Thuốc kháng histamin H2: Đây là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị trào ngược dạ dày – thực quản. Chỉ trong khoảng 24 giờ, thuốc có thể làm giảm tiết axit dạ dày đến 70%. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu,… nhưng ít khi xảy ra.
- Thuốc điều hoà nhu động (prokinetic): Loại thuốc này có tác dụng tăng nhu động và hỗ trợ cơ thắt thực quản dưới hoạt động hiệu quả, từ đó giảm thiểu các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Tuy nhiên, Prokinetic có nhiều tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, trầm cảm, mệt mỏi,… nên thường ít được sử dụng.
- Thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid): Loại thuốc này giúp trung hòa axit dạ dày, từ đó giảm nhanh các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ trớ khó tiêu liên quan trào ngược dạ dày – thực quản. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau đầu,…
Lưu ý: Người bệnh cần hỏi ý kiến Bác sĩ tại phòng khám nội soi tiêu hóa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nào.
Phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Phẫu thuật chữa trị trào ngược dạ dày – thực quản nếu các triệu chứng của bệnh quá nghiêm trọng, ví dụ như viêm thực quản nặng, khối thoát vị hoành lớn, xuất huyết, hẹp hoặc loét thực quản.
Đối với tình trạng viêm thực quản trào ngược độ C hoặc D, Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo guideline của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ.
Hẹp thực quản được điều trị bằng cách nong thực quản nhiều lần, bao gồm:
- Phẫu thuật thắt đáy vị Fundoplication: Đây là phương pháp phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản, giúp thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản dưới. Phần trên dạ dày sẽ được quấn quanh bên ngoài của vùng thực quản dưới. Thực hiện phẫu thuật thông qua nội soi hoặc phẫu thuật mổ hở.
- Phẫu thuật nội soi xuyên miệng (TIF): Phẫu thuật TIF sẽ không cần phải rạch bất kỳ vết mổ nào trên cơ thể. Thiết bị EsophyX được đưa vào thực quản qua miệng. Sau đó, nó tạo ra một vài nếp gấp ở đáy thực quản. Các nếp gấp này sẽ tạo thành một van mới để ngăn chặn axit trào ngược từ dạ dày lên.
- Thủ thuật Stretta: Bác sĩ đặt một ống nhỏ xuống thực quản sử dụng nhiệt tần số vô tuyến thấp để định hình lại cơ thắt thực quản dưới (LES).
- Phẫu thuật LINX: Bác sĩ sử dụng một thiết bị đặc biệt LINX, một vòng tròn có chứa các hạt titan nhỏ có từ tính, quấn quanh cơ thắt thực quản dưới để củng cố cơ này. Lực hút từ của các hạt giữ cho nó đủ lỏng để thức ăn đi qua dạ dày, nhưng đủ chặt để ngăn trào ngược dạ dày – thực quản.
Những điểm cần lưu ý
Sau đây là một số lưu ý quan trọng về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và lời khuyên về dinh dưỡng dành cho người bệnh.
Những điều cần lưu ý về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hay trào ngược axit dạ dày là tình trạng các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu và biến chứng.
- Cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động yếu hoặc cấu tạo bất thường khiến áp lực không đủ để đóng van là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể dẫn các biến chứng như viêm thực quản, loét thực quản – tâm vị, co thắt thực quản, Barrett thực quản và ung thư biểu mô thực quản.
- Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thường gặp là ợ nóng, ợ trớ.
- Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản chủ yếu dựa vào khám lâm sàng. Ở người bệnh không đáp ứng điều trị, cần tiến hành nội soi ống tiêu hóa trên. Nếu kết quả nội soi bình thường ở người bệnh có các triệu chứng điển hình cần theo dõi độ pH thực quản 24 giờ.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm thay đổi thói quen sinh hoạt, kiểm soát axit dịch vị bằng thuốc ức chế bơm proton, đôi khi cần can thiệp phẫu thuật.
- Tầm soát ung thư tiêu hóa, tầm soát ung thư dạ dày định kỳ theo chỉ định của bác sĩ ở người bệnh có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư thực quản.
Người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nên ăn gì?
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, Cô Bác, Anh Chị nên lưu ý những thực phẩm nên ăn cũng như hạn chế ăn, bao gồm:
Bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản gồm:
- Tăng cường những chất có tác dụng trung hòa axit như các sản phẩm từ tinh bột: bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì,… Những thực phẩm này có tác dụng nhất định trong việc hạn chế sự bào mòn lớp dịch axit trong dạ dày.
- Ăn nhiều các chất đạm dễ tiêu có trong thịt vịt, thịt lợn nạc, thịt lợn thăn,…
- Bổ sung chất xơ từ rau củ, đặc biệt nên ăn nhiều bông cải xanh.
- Bổ sung chất xơ có trong các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan,…
- Nên ăn sữa chua vì trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn. Sữa chua giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tạo cảm giác ngon miệng. Một lưu ý nhỏ là Cô Bác, Anh Chị không nên dùng sữa chua khi đói bụng.
- Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ chữa trị truyền thống như gừng, nghệ, mật ong,…
Bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nên kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn. Cô Bác, Anh Chị không nên ăn hoặc kiêng ăn uống các thực phẩm này:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ
- Thức ăn cay
- Sô-cô-la
- Bạc hà
- Cà phê
- Những món ăn có cà chua
- Thức uống có cồn
Chẩn đoán và Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản tại noisoitieuhoa.com
noisoitieuhoa.com là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa phổ biến, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Nhằm giúp phát hiện các thương tổn ở ống tiêu hóa chính xác, noisoitieuhoa.com đã đầu tư máy móc tiên tiến và kỹ thuật nội soi hiện đại. Đặc biệt, trung tâm còn kết hợp dịch vụ nội soi thực quản dạ dày không đau (nội soi tiền mê) giúp Khách hàng cảm thấy thoải mái, giảm lo lắng và tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh lên đến 90% – 95%.
Ngoài ra, noisoitieuhoa.com tự hào khi sở hữu đội ngũ Bác sĩ giỏi đến từ các bệnh viện uy tín tại TP. HCM. Các bác sĩ áp dụng phác đồ điều trị theo guideline, sử dụng thuốc brand-name, đồng thời tư vấn chế độ ăn uống như thế nào để giúp điều trị triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Trung tâm làm việc từ sớm (6h – 15h) giúp Khách hàng ở tỉnh đến TP. HCM hoàn tất thủ tục thăm khám và điều trị trong ngày. Đặt hẹn ngay với bác sĩ thông qua Hotline 028 5678 9999 hoặc tại đây: Đặt lịch khám.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày:
Câu hỏi thường gặp
Viêm thực quản trào ngược độ A là gì?
Theo hệ thống phân loại Los Angeles đánh giá mức độ viêm thực quản trào ngược, có 4 mức độ từ nhẹ (cấp độ A) đến nặng (cấp độ D). Theo đó viêm thực quản trào ngược độ A là mức độ nhẹ nhất, xảy ra khi một hoặc nhiều vết rách niêm mạc ≤ 5 mm không vượt qua đỉnh của 2 nếp niêm mạc.
Trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày – thực quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày – thực quản nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Đây là căn bệnh mạn tính gây nhiều triệu chứng khó chịu và âm thầm làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trào ngược dạ dày – thực quản có tự khỏi không?
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không thể tự chữa khỏi vì đây là bệnh mạn tính. Hầu như các phương pháp điều trị bây giờ là điều trị các triệu chứng như sử dụng thuốc PPI, thuốc kháng histamin H2,… Đồng thời, để giảm trình trạng trào ngược dạ dày – thực quản và hạn chế tối đa biến chứng, người bệnh nên có thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
Trào ngược dạ dày có lây không?
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hoàn toàn có thể bị lây từ người này sang người khác, nếu như người bệnh đang bị viêm nhiễm vi khuẩn Hp. Con đường lây nhiễm chủ yếu từ việc tiếp xúc trực tiếp với dịch nước bọt có chứa vi khuẩn Hp hay do môi trường kém vệ sinh.
Trào ngược dạ dày – thực quản nên ăn gì và kiêng gì?
Một số loại thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản gồm: các sản phẩm từ tinh bột (bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì…), thực phẩm nhiều chất đạm (thịt vịt, thịt lợn nạc…), thực phẩm chứa chất xơ (rau củ, các loại đậu…) và sữa chua (lưu ý không dùng khi bụng đói), thực phẩm hỗ trợ chữa trị truyền thống (gừng, nghệ, mật ong…).
Ngoài ra có một số thực phẩm mà người bệnh cần tránh như: thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, thực phẩm có vị chua, bạc hà, cà phê và các loại thức uống có cồn.
Tài liệu tham khảo
- Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – noisoitieuhoa.com
- Catiele Antunes; Abdul Aleem; Sean A. Curtis. “Gastroesophageal Reflux Disease.” National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine. 01 10, 2021. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441938/ (accessed 05 12, 2021).
- Cox, Laura. The Progressive Stages of GERD. Biên tập bởi RefluxMD Medical Authors Team. 15 11 2018. https://www.refluxmd.com/the-progressive-stages-of-gerd/ (đã truy cập 05 12, 2021).
- Bhargava, Hansa D, biên tập viên. GERD. 09 11 2020. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/reflux-disease-gerd-1 (đã truy cập 05 12, 2021).
- Lynch, Kristle Lee. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 10 2016. https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/rối-loạn-thực-quản-và-nuốt/bệnh-trào-ngược-dạ-dày-thực-quản-gerd (đã truy cập 05 12, 2021).
- Mayo Clinic Staff. Gastroesophageal reflux disease (GERD). 22 05 2020. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/diagnosis-treatment/drc-20361959 (đã truy cập 05 12, 2021).
- —. Gastroesophageal reflux disease (GERD). 22 05 2020. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/symptoms-causes/syc-20361940 (đã truy cập 05 12, 2021).
- Can Fam Physician, Treatment of heartburn and acid reflux associated with nausea and vomiting during pregnancy, 02.2010 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2821234/ (đã truy cập 18.04.2023).
- Maya Feller, What Foods Should You Avoid with Acid Reflux (Heartburn) 03.04.2023 https://www.healthline.com/health/gerd/foods-to-avoid (đã truy cập 18.04.2023).
- SS Sami,K Ragunath. The Los Angeles Classification of Gastroesophageal Reflux Disease. 06 2013. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2212097113700463 (đã truy cập 12 05 2023).
- Lisa Brännsstrom , Marten Werner , Beng Wallner , Karl A Franklin , Pontus Karling. What is the significance of the Hill classification?. 04 02 2023. https://academic.oup.com/dote/advance-article/doi/10.1093/dote/doad004/7026013 (đã truy cập 12 05 2023)
- AJG medical team. ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. 01 2022. https://journals.lww.com/ajg/fulltext/2022/01000/acg_clinical_guideline_for_the_diagnosis_and.14.aspx (đã truy cập 12 05 2023).
- C. Jonasson. 07 01 2013. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/apt.12204 (đã truy cập 12 05 2023).
- Saurabh Sethi, M.D., MPH. The Effect of Smoking on GERD and Acid Reflux 12 01 2022 https://www.healthline.com/health/gerd-acid-reflux/smoking-and-gerd (đã truy cập 26 05 2023).
- Biên tập Harvard Health Publishing. Could stress be making my acid reflux worse? 01 05 2022 https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/could-stress-be-making-my-acid-reflux-worse (đã truy cập 26 05 2023).