Nhiễm khuẩn Hp dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Theo thống kê từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2009, trên thế giới có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp dạ dày cao hơn từ 10 – 20% so với tỷ lệ chung trên thế giới. Trong đó, khoảng 10% những người nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ mắc bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng và 1% xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng tiến triển thành ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Vi khuẩn Helicobacter pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm có hình xoắn ốc, vi hiếu khí. Vi khuẩn Helicobacter pylori còn được gọi là vi khuẩn H. pylori hoặc vi khuẩn Hp có thể xâm nhập và phát triển trong môi trường axit dạ dày, chủ yếu ở hang vị dạ dày. Nhờ phát hiện được vi khuẩn Hp vào năm 1982, hai nhà khoa học Barry Marshall và Robin Warren đã nhận được giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học vào năm 2005.

Vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?
Vi khuẩn Hp là gì?

Nhiễm khuẩn Hp là gì?

Bệnh nhiễm khuẩn Hp là tình trạng thường gặp ở đường tiêu hóa khi vi khuẩn Hp cư trú và phát triển ở niêm mạc dạ dày gây viêm, loét dạ dày – tá tràng. Theo thống kê, có đến 50% người dân trên toàn thế giới đang nhiễm vi khuẩn Hp, và tỷ lệ này gia tăng tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở người lớn là trên 70%.

Nhiễm khuẩn Hp là gì?
Nhiễm khuẩn vi khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Thông thường, tình trạng nhiễm khuẩn Hp không quá nguy hiểm và là loại nhiễm khuẩn rất lặng lẽ nên không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn Hp có liên quan đến một số bệnh lý về dạ dày. Các bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn Hp gồm:

  • Viêm dạ dày mạn tính: 59.9% – 69.9%
  • Loét dạ dày: 77.8%
  • Loét tá tràng: 85% – 95%
  • Loét dạ dày – tá tràng: 85.3% – 93.6%.

Đặc biệt, nhiễm khuẩn Hp được xem là yếu tố nguy cơ của tình trạng ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp được xếp là tác nhân gây ung thư nhóm I (class I carcinogen). Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, có 79.4% bệnh nhân ung thư dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp (224 trên 282 bệnh nhân).

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Hp

Để tồn tại trong môi trường acid dạ dày, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra urease, giúp trung hòa dịch vị acid. Enzyme urease sẽ phân giải urea (urê) thành amoniac và axit cacbonic. Quá trình này sẽ giúp vi khuẩn Hp có thể cư trú tại niêm mạc dạ dày.

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Hp
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori

Trong quá trình cư trú tại niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp có khả năng tiết ra một số độc tố, trong đó có vacA hoặc cagA. Các độc tố này có thể gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày và kích thích phản ứng viêm. Tình trạng viêm này kéo dài sẽ dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, và có thể tiến triển thành loét dạ dày – tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?

Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm theo 3 con đường sau: qua đường miệng, qua đường trung gian và qua các thiết bị y tế. Cụ thể như sau:

Vi khuẩn Hp lây qua đường miệng

Vi khuẩn Hp không chỉ có trong dạ dày mà còn được tìm thấy trong khoang miệng, tuyến nước bọt, mảng bám răng. Do đó, vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường miệng khi:

  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người đã nhiễm.
  • Ăn chung, uống chung như dùng đũa gắp thức ăn từ mâm chung, chấm chung bát nước chấm, uống chung ly, chai,… với người bệnh.
Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường miệng.
Vi khuẩn Hp chủ yếu lây nhiễm qua đường miệng. (Ảnh minh họa sưu tầm).

Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể truyền qua đường miệng khi hai người hôn nhau hoặc truyền từ mẹ sang con khi nhai và mớm thức ăn. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp thì tỷ lệ những thành viên còn lại mắc bệnh là rất cao.

Vi khuẩn Hp lây qua đường trung gian

Nhiễm vi khuẩn Hp qua các con đường trung gian cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cao. Một số con đường trung gian lây truyền như:

  • Người bị nhiễm vi khuẩn Hp trong phân sẽ chứa lượng lớn vi khuẩn. Nếu sau khi đi đại tiện hay trước khi ăn, người bệnh không vệ sinh tay sạch sẽ có thể làm tăng khả năng lây lan vi khuẩn khi dùng tay bốc thức ăn, sử dụng vật dụng chung như dao, muỗng, nĩa,…
  • Sinh vật trung gian truyền bệnh như ruồi, gián, chuột,… làm tăng khả năng lây truyền vi khuẩn Hp từ người này sang người khác. Chúng có thể tiếp xúc với phân người nhiễm vi khuẩn sau đó bám vào thức ăn hoặc các vật dụng cá nhân.
Vi khuẩn Hp lây qua đường trung gian
Vi khuẩn Helicobacter pylori lây qua đường trung gian

Vi khuẩn Hp lây qua các thiết bị y tế

Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm chéo qua thiết bị y tế khi thăm khám nha khoa, nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại – trực tràng,… tại các cơ sở, trung tâm y tế không uy tín, không có quy trình vô khuẩn. Vì vậy, việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các bệnh nhân khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn Hp.

Quý Khách hãy tìm hiểu và lựa chọn các trung tâm, phòng khám tiêu hóa uy tín, có quy trình khám chữa bệnh rõ ràng, nội soi vô khuẩn, chống lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

Vi khuẩn Hp lây qua trang thiết bị y tế
Vi khuẩn Helicobacter pylori lây qua thiết bị y tế

Yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp

Khi thăm khám tại endoclinic.vn, một số Khách hàng cũng có thắc mắc ai dễ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp? Theo các Bác sĩ, mọi đối tượng đều có thể nhiễm khuẩn Hp dạ dày, nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao liên quan các yếu tố sau:

  • Trẻ em: Trẻ em có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cao hơn người trưởng thành. Bố mẹ hay người thân bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày thường có thói quen hôn môi trẻ, mớm thức ăn cho trẻ,…
  • Điều kiện vệ sinh kém: Nơi ở không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm, sử dụng thực phẩm bẩn,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp phát triển và lây lan.
  • Môi trường sống chật hẹp: Nơi tập trung đông người sinh sống như ký túc xá, doanh trại quân đội, trại giam, gia đình nhiều thế hệ là nơi phát tán vi khuẩn Hp vô cùng lý tưởng.
  • Sống chung với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp dễ dàng lây nhiễm trong môi trường sống tập thể. Nếu gia đình có người bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày thì khả năng cao các thành viên trong gia đình sẽ bị lây nhiễm.
  • Chủng tộc và sắc tộc: Nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến ở người da đen, người Tây Ban Nha và người châu Á.
Yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp
Yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Sinh lý bệnh nhiễm vi khuẩn Hp

Phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của vi khuẩn Helicobacter pylori mà các tổn thương do nhiễm khuẩn Hp gây ra sẽ khác nhau. Sau đây là một số tổn thương tại mỗi vị trí khác nhau của dạ dày:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp ở vùng hang vị dạ dày: Tại hang vị, vi khuẩn Hp làm tăng tiết Gastrin và giảm sản xuất Somatostatin ở dạ dày. Trong đó, Gastrin là một hormone peptide giúp hỗ trợ và tăng cường tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và Somatostatin là hormone peptide giúp hòa hệ thống nội tiết. Hậu quả sẽ làm tăng nồng độ axit dạ dày gây viêm và loét hang vị, loét tiền môn vị dạ dày và loét tá tràng.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp ở vùng thân vị: Thân vị dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ dẫn đến viêm teo dạ dày và giảm sản xuất axit. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày ở thân vị có khả năng sẽ bị loét dạ dày và ung thư biểu mô tuyến dạ dày.
Sinh lý bệnh nhiễm vi khuẩn Hp
Sinh lý bệnh nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Nhiễm khuẩn Hp khiến bệnh nhân có tỉ lệ mắc ung thư tuyến biểu mô hang vị và thân vị dạ dày cao hơn 3 – 6 lần. Ngoài ra vi khuẩn Hp có khả năng gây ra một số bệnh lý khác như: u lympho dạ dày, u lympho mô bạch huyết niêm mạc (MALT),…

> Tìm hiểu thêm: Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp

Phần lớn, các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu. Bệnh chỉ được phát hiện khi vi khuẩn Hp gây tổn thương đến dạ dày, xuất hiện các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Khi đó, triệu chứng nhiễm khuẩn Hp tương tự như các bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp
Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Hp

Viêm dạ dày và loét dạ dày

Các triệu chứng do nhiễm vi khuẩn Hp gây ra viêm và loét dạ dày – tá tràng bao gồm:

Xuất huyết tiêu hóa

Khi viêm và loét dạ dày – tá tràng do nhiễm khuẩn Hp tiến triển, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa bao gồm:

Ung thư dạ dày

Khi tình trạng bệnh viêm và loét dạ dày – tá tràng kéo dài, nhưng bệnh nhân không điều trị triệt để có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn ung thư tiến triển. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Khó tiêu
  • Cảm giác ăn nhanh no (đầy bụng sau khi ăn một lượng nhỏ)
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn nhẹ
  • Chán ăn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu Quý Khách xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp sau đây, hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám nội soi dạ dày uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tiêu hóa.

  • Đau bụng kéo dài và không thuyên giảm
  • Khó nuốt
  • Phân có máu, màu đỏ sẫm hoặc đen
  • Nôn ra máu hoặc chất nôn trông giống bã cà phê
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cách chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp

Để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp chính xác, bác sĩ sẽ cần khám lâm sàng và chỉ định Quý Khách thực hiện các cận lâm sàng chẩn đoán phù hợp. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, khám sức khỏe tổng quát, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra nhiễm vi khuẩn Hp, nội soi, xét nghiệm hơi thở,…

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tình trạng bệnh, các loại thuốc đang uống để điều trị bệnh (nếu có), cũng như bệnh sử và tiền căn của Quý Khách và người thân để định hướng chẩn đoán. Bác sĩ thực hiện thăm khám tổng quát, tập trung khám tiêu hóa để kiểm tra các dấu hiệu đầy hơi, đau bụng, chướng bụng.

Khám lâm sàng và các phương tiện cận lâm sàng để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp.
Khám lâm sàng chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Cận lâm sàng chẩn đoán

Khi thăm khám cận lâm sàng, Bác sĩ sẽ cần làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và nội soi tiêu hóa để xác định chính xác tình trạng viêm, loét dạ dày – tá tràng và tình trạng nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp

Xét nghiệm vi khuẩn Hp là xét nghiệm nhằm xác định xem Cô chú, Anh chị có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không và mức độ nhiễm khuẩn như thế nào, đồng thời loại trừ các bệnh lý tiêu hóa liên quan khác. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một trong các xét nghiệm sau: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, kiểm tra hơi thở hoặc test urease nhanh (RUT).

Xét nghiệm vi khuẩn Hp chuẩn đoán phơi nhiễm Hp
Xét nghiệm vi khuẩn Hp chẩn đoán nhiễm Hp

4 xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp thường được chỉ định gồm:

  • Xét nghiệm máu: để tìm sự hiện diện của kháng thể kháng vi khuẩn Helicobacter pylori trong máu, từ đó gián tiếp giúp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp. Xét nghiệm vi khuẩn Hp chỉ được thực hiện nếu người bệnh chưa từng điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Kết quả xét nghiệm có máu độ nhạy và độ đặc hiệu > 85%.
  • Xét nghiệm phân: Nếu Cô chú, Anh chị bị nhiễm Hp thì khi đi đại tiện, vi khuẩn Hp sẽ đào thải ra ngoài cùng với phân, do đó xét nghiệm phân giúp xác định dấu hiệu của vi khuẩn Hp có trong phân. Trước khi lấy mẫu phân xét nghiệm, Cô chú, Anh chị cần ngừng sử dụng các loại thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng sinh. Kết quả xét nghiệm phân có độ nhạy từ 89 – 94% và độ đặc hiệu từ 90 – 94%.
  • Kiểm tra hơi thở hay còn gọi là test thở ure: đây là phương pháp được áp dụng phổ biến tại Việt Nam để kiểm tra nhiễm khuẩn Hp dạ dày. Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ uống dung dịch chứa ure và thở vào một thiết bị kiểm tra. Nếu có vi khuẩn Hp, nồng độ khí carbon dioxide với phân tử carbon đánh dấu trong hơi thở sẽ cao hơn bình thường. Kết quả xét nghiệm hơi thở có độ nhạy và độ đặc hiệu > 95%.
  • Test urease nhanh (RUT) hay còn gọi là xét nghiệm Clo test. Phương pháp này dùng Ure-Indol để xác định sự tồn tại của vi khuẩn Hp, kết quả dương tính với vi khuẩn Hp nếu dung dịch này có hiện tượng chuyển từ màu vàng sang màu hồng. Nếu dung dịch không chuyển màu, Quý Khách sẽ có kết quả âm tính với vi khuẩn Hp. Kết quả xét nghiệm có độ nhạy từ 85 – 95% và độ đặc hiệu từ 95 -100%.

Nội soi ống tiêu hóa

Tùy thuộc vào các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và tiểu sử bệnh mà Quý Khách có thể được chỉ định nội soi ống tiêu hóa trên hoặc toàn bộ ống tiêu hóa.

Nội soi ống tiêu hóa trên chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp
Nội soi ống tiêu hóa chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori

Để chẩn đoán nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ sử dụng dây soi có gắn camera với độ phóng đại từ 100 – 135 lần, soi đến cấp độ tế bào, kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để chẩn đoán chính xác và đồng nhất kết quả.

Nội soi là phương pháp thông dụng khi chẩn đoán bệnh lý dạ dày nhờ độ chính xác cao. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có sinh thiết.

Nội soi tiêu hóa có thể được thực hiện để lấy mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày cho test urease nhanh (RUT) hoặc nhuộm mô học. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được thực hiện nội soi đại tràng nếu bác sĩ có nghi ngờ các bệnh lý ở ống tiêu hóa dưới.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm về nội soi dạ dày:

> Khi nào cần nội soi dạ dày?

> Nội soi dạ dày có đau không?

Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng để đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày do nhiễm khuẩn Hp:

  • Chụp X-quang dạ dày cản quang là kỹ thuật sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày, cho phép gián tiếp đánh giá các bất thường của niêm mạc dạ dày.
  • Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Kỹ thuật sử dụng một chùm tia X liên tục qua cơ thể giúp cung cấp những hình ảnh chi tiết về đường tiêu hóa, chụp được nhiều góc và cho nhiều lát cắt, tránh bỏ sót tổn thương.
Chẩn đoán hình ảnh đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày
Chẩn đoán hình ảnh đánh giá nhiễm vi khuẩn Hp

Biến chứng khi nhiễm vi khuẩn Hp

Nhiễm khuẩn Hp thông thường không quá nguy hiểm, nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày sẽ kích thích sản sinh axit dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, viêm trợt dạ dày.
  • Loét dạ dày – tá tràng: Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày – tá tràng. Lớp niêm mạc bị tổn thương khiến axit trong dạ dày gây tình trạng viêm, loét. Khoảng 10% người nhiễm khuẩn Hp có khả năng bị loét dạ dày – tá tràng.
  • Loét thực quản: Vi khuẩn Hp tấn công lớp niêm mạc thực quản khiến thực quản dễ bị tổn thương bởi dịch vị dạ dày.
  • Thủng dạ dày: Tình trạng viêm, loét kéo dài khiến axit dạ dày có thể xuyên thủng thành dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Tình trạng viêm, loét dạ dày – tá tràng kéo dài có thể gây ung thư dạ dày hoặc ung thư tá tràng. Vì vậy tầm soát ung thư tiêu hóa là hết sức cần thiết với bệnh nhân viêm, loét dạ dày – tá tràng mạn tính.
Biến chứng khi bị nhiễm vi khuẩn Hp
Biến chứng nhiễm vi khuẩn Hp

Phương pháp điều trị nhiễm vi khuẩn Hp

Thời gian điều trị nhiễm vi khuẩn Hp và các vết viêm loét trong dạ dày – tá tràng thường mất ít nhất 2 tuần. Phác đồ điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn Hp sẽ giúp chữa lành vết loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, giảm yếu tố nguy cơ phát triển ung thư dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguyên tắc điều trị vi khuẩn Hp gồm:

  • Bắt buộc xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Uống thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị vi khuẩn Hp phù hợp. Lưu ý không tiêm thuốc kháng sinh.
  • Điều trị phối hợp thuốc ức chế sản sinh axit với ít nhất hai loại kháng sinh.
  • Không dùng một loại kháng sinh đơn thuần.
Nguyên tắc điều trị nhiễm vi khuẩn Hp
Nguyên tắc điều trị vi khuẩn Hp

Thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày:

Thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cần kết hợp giữa nhiều loại thuốc kháng sinh với thuốc kháng axit để tiêu diệt vi khuẩn tận gốc.

Thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn hp
Thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cần kết hợp giữa nhiều loại thuốc kháng sinh với thuốc kháng axit để tiêu diệt vi khuẩn Hp tận gốc.

> Tìm hiểu thêm: Bị nhiễm vi khuẩn Hp có tự hết không?

Một số loại thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn Hp bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp: amoxicillin, tetracycline.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): dexlansoprazole, esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole là các thuốc ức chế bơm proton được kê đơn, có tác dụng kiểm soát và ức chế sản sinh axit trong dạ dày.
  • Thuốc Bismuth subsalicylate: còn gọi là thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày cũng có thể được sử dụng kết hợp với kháng sinh để hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp.
  • Thuốc kháng axit hay còn gọi là thuốc kháng histamin H2 (thuốc chẹn H2) bao gồm cimetidine , famotidine, nizatidine hoặc ranitidine có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhiễm vị khuẩn Hp trong một thời gian ngắn nhưng không có tác dụng điều trị các vết loét.

Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị vi khuẩn Hp mà chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Những thắc mắc khi điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Các Bác sĩ của endoclinic.vn giải đáp một số câu hỏi của Khách hàng liên quan việc chữa trị nhiễm khuẩn Hp:

– Thuốc điều trị Hp có tác dụng phụ không?

Mỗi loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp vẫn sẽ tồn tại tác dụng phụ theo mức độ khác nhau. Cô Chú, Anh Chị hãy báo ngay với Bác sĩ điều trị nếu có bất kỳ tác dụng phụ của thuốc, tránh ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của Bác sĩ.

– Vi khuẩn Hp có kháng thuốc không?

Nếu người bệnh không dùng thuốc theo phác đồ điều trị, vi khuẩn Hp có thể kháng thuốc. Khi đó việc điều trị sau này càng trở nên khó khăn hơn.

– Làm sao để kiểm tra hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn Hp?

Để kiểm tra hiệu quả điều trị, Bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm test hơi thở urea, xét nghiệm kháng nguyên trong phân hoặc nội soi ống tiêu hóa trên (sau 4 tuần khi hoàn thành phác đồ điều trị Hp). Để đảm bảo hiệu quả diệt vi khuẩn Hp, nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra ở tất cả các bệnh nhân được điều trị, bắt buộc thực hiện ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh nhân cần tái điều trị nếu vi khuẩn Hp dạ dày chưa điều trị triệt để.

Cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh nhiễm khuẩn Hp

Thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp, cũng như phòng tránh nhiễm khuẩn Hp hiệu quả.

Cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh nhiễm khuẩn Hp
Hỗ trợ điều trị và phòng tránh nhiễm khuẩn Hp

Các cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh nhiễm khuẩn Hp gồm:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn món ăn được nấu chín hoàn toàn, hạn chế các món như rau sống, gỏi nộm, thịt sống, tiết canh,…
  • Tránh ăn thức ăn được chế biến ở những nơi không sạch sẽ.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, đũa, thìa,…).
  • Không nên dùng chung dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau, uống chung cốc nước.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng.
  • Hạn chế hoặc ngừng hút thuốc, uống rượu bia.
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Cần tuân thủ phác đồ điều trị: đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn.
  • Tầm soát ung thư thực quản – dạ dày – tá tràng định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ ở người có nguy cơ cao.

endoclinic.vn – Trung Tâm Nội Soi & Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hoá Uy Tín

endoclinic.vn là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá (trong đó có nhiễm khuẩn Hp). Với nhiều thiết bị hiện đại, kết hợp cùng phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) – được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á, endoclinic.vn cam kết hiệu quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%, tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%.

Đối với những bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp, các Bác sĩ sẽ ưu tiên kê toa thuốc điều trị chính hãng Brand-name, từ các hãng dược đa quốc gia uy tín hàng đầu thế giới giúp đạt được hiệu quả điều trị ưu việt và giảm khả năng kháng thuốc. Đồng thời, các Bác sĩ còn tư vấn cặn kẽ chế độ sinh hoạt và ăn uống, giúp Cô Chú, Anh Chị sớm khỏi bệnh.

Bác sĩ endoclinic.vn nội soi tìm vi khuẩn Hp dạ dày
Bác sĩ endoclinic.vn thực hiện nội soi với hệ thống máy nội soi Fujifilm 7000, cung cấp hình ảnh nội soi chất lượng cao trên màn hình 4K rõ nét giúp đánh giá chính xác tổn thương ở dạ dày – tá tràng do nhiễm khuẩn Hp.

Hiện phòng khám làm việc sớm từ 6h – 15h, nhanh chóng tiện lợi. Đối với Quý Khách hàng ở xa TP. HCM có thể thăm khám, hoàn tất và về trong ngày. Khi có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm khuẩn Hp hoặc dấu hiệu bất thường về tiêu hóa, cô chú, anh chị có thể đặt lịch khám thông qua hotline 028 5678 9999 hoặc tại đây: Đặt lịch khám.

Những điểm cần lưu ý về vi khuẩn Hp

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) sống và phát triển mạnh trong môi trường axit ở dạ dày bằng cách tiết ra một loại enzyme là urease giúp trung hòa axit trong dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng, làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô dạ dày và u lympho dạ dày.
  • Vi khuẩn Hp lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng hoặc các đường trung gian như côn trùng, bọ, gián,…
  • Triệu chứng đau dạ dày (đau thượng vị liên quan bữa ăn, ợ chua) là dấu hiệu điển hình để người bệnh nhận biết đã bị nhiễm vi khuẩn Hp thông qua thăm khám hệ tiêu hóa.
  • Chẩn đoán nhiễm khuẩn Helicobacter pylori bằng phương pháp test nhanh urease và test thở ure cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao > 90%.
  • Cách điều trị vi khuẩn Hp ở bệnh nhân có biến chứng như loét, ung thư, phác đồ điển hình bao gồm một chất ức chế bơm proton cộng với hai kháng sinh.

> Chủ đề liên quan: Khám dạ dày giúp phát hiện sớm bệnh gì?

Câu hỏi thường gặp

Hp là bệnh gì?

Hp là bệnh nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở trong dạ dày, đây là một tình tràng thường gặp ở hệ tiêu hóa. Tình trạng này thường không có triệu chứng vào giai đoạn đầu và chỉ được phát hiện khi vi khuẩn Hp gây tổn thương đến dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp là nguyên nhân chính dẫn đến viêm, loét dạ dày – tá tràng đặc biệt là ung thư dạ dày.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày?

Hầu hết triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu. Đến khi vi khuẩn Hp gây tổn thương dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm, loét thì người bệnh có những triệu chứng sau:

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong day dày:

  • Đau thượng vị.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Đầy hơi, thường xuyên ợ hơi.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau, nóng rát vùng bụng và dạ dày (đặc biết khi đói bụng),…

Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?

Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm theo 3 phương thức: qua đường miệng (dùng chung vật dụng cá nhân, ăn uống chung,…), qua đường trung gian (phân của người bệnh nhiễm khuẩn Hp, sinh vật trung gian truyền bệnh) và lây nhiễm chéo qua các thiết bị y tế.

Vi khuẩn Hp dương tính có nguy hiểm không?

Trong các xét nghiệm vi khuẩn Hp, nếu kết quả dương tính tức là Cô Bác, Anh Chị nhiễm vi khuẩn Hp. Thông thường, nhiễm khuẩn Hp không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng như viêm dạ dày, loét dạ dày, loét thực quản, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…

Xét nghiệm máu hp có chính xác không?

Xét nghiệm máu Hp cho kết quả xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu > 85%, nên tỷ lệ chính xác về sự tồn tại của vi khuẩn Hp có trong máu là rất lớn. Tuy nhiên, thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra vi khuẩn Hp vẫn có thể cho kết quả dương tính giả. Do đó, phương pháp này phù hợp với đối tượng khám sàng lọc xem có nhiễm vi khuẩn Hp hay không.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Bernstein, Susan. What Is H. pylori? Biên tập bởi Minesh Khatri. 07 12 2020. https://www.webmd.com/digestive-disorders/h-pylori-helicobacter-pylori (đã truy cập 05 21, 2021).
  3. Colledge, Helen. H. pylori Infection. Biên tập bởi Suzanne Falck. 26 03 2019. https://www.healthline.com/health/helicobacter-pylori (đã truy cập 05 21, 2021).
  4. Mayo Clinic Staff. Helicobacter pylori (H. pylori) infection. 03 18, 2021. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/symptoms-causes/syc-20356171 (accessed 05 21, 2021).
  5. Vakil, Nimish. Helicobacter pylori Infection. 6 2021. https://www.msdmanuals.com/home/digestive-disorders/gastritis-and-peptic-ulcer-disease/helicobacter-pylori-infection (đã truy cập 06 2021).
  6. Nhiễm Helicobacter pylori. 01 2017. https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/bệnh-viêm-dạ-dày-và-loét-dạ-dày/nhiễm-helicobacter-pylori (đã truy cập 05 21, 2021).
  7. Nirzar S. Parikh, Rajni Ahlawat. Helicobacter Pylori. 08 08 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK534233/ (đã truy cập 05 12, 2023).
  8. Khien, V. V., Thang, D. M., Hai, T. M., Duat, N. Q., Khanh, P. H., Ha, D. T., Binh, T. T., Dung, H. D. Q., Trang, T. T. H., & Yamaoka, Y. Management of Antibiotic-Resistant Helicobacter pylori Infection: Perspectives from Vietnam. 23 04 2019. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6743798/ (đã truy cập 05 12, 2023).9. Clin Microbiol Rev. Helicobacter pylori and Gastric Cancer: Factors That Modulate Disease Risk. 10 2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2952980/ (đã truy cập 05 12, 2023).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?

Chia sẻ nội dung: