Viêm thực quản trào ngược độ A là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm thực quản trào ngược độ A là gì? Có nguy hiểm không?

0
(0)

Nhiều khách hàng khi đến thăm khám tại Doctor Check khá thắc mắc về khái niệm viêm thực quản trào ngược độ A, hoặc trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì? Nếu mắc phải thì có thể chữa khỏi không? Để có lời giải đáp chi tiết, mời Quý khách cùng theo dõi bài viết dưới đây.

viêm thực quản trào ngược độ a
Viêm thực quản trào ngược độ A là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm thực quản trào ngược độ A là gì?

Giải thích thuật ngữ

Trào ngược dạ dày thực quản độ A là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong y tế thì thuật ngữ chính xác của nó là viêm thực quản trào ngược độ A (theo phân độ Los Angeles).

Viêm thực quản trào ngược là tình trạng viêm niêm mạc thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) gây ra. Viêm thực quản trào ngược được chia thành 4 cấp độ dựa trên hệ thống phân loại Los Angeles (LA) để mô tả mức độ từ nhẹ đến nặng của tình trạng viêm thực quản, gồm độ A, độ B, độ C và độ D.

Theo hệ thống phân loại Los Angeles (LA) – hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến và có giá trị thiết thực nhất để đánh giá mức độ viêm thực quản trào ngược.

Trong đó, viêm thực quản trào ngược độ A là cấp độ nhẹ nhất theo phân độ Los Angeles (LA), được định nghĩa là lớp niêm mạc thực quản xuất hiện một hoặc nhiều vết trợt xước có chiều dài ≤ 5mm không liên tục giữa các nếp niêm mạc.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây viêm thực quản trào ngược độ A

Viêm thực quản trào ngược độ A là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân gây viêm thực quản trào ngược có thể do rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES), thoát vị hoành,… Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm tuổi tác, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây viêm thực quản trào ngược độ A được xác định, bao gồm:

  • Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES): Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả, khiến lượng thức ăn trong dạ dày trào ngược vào thực quản gây các triệu chứng như đau, nóng rát thượng vị,… Tình trạng trào ngược kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản, chít hẹp và trong trường hợp hiếm là dị sản hoặc ung thư.
  • Thoát vị hoành: Thoát vị hoành phát triển khi một phần dạ dày chui lên khoang lồng ngực. Tình trạng này được biết đến là một yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày – thực quản bởi vì nó làm suy yếu lớp cơ thắt thực quản dưới tại chỗ nối thực quản – dạ dày. Từ đó tạo điều kiện cho acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây viêm thực quản.
  • Bất thường trong nhu động thực quản: Tình trạng này là một trong nhiều yếu tố làm tăng khả năng bị trào ngược dạ dày – thực quản. Bất thường nhu động thực quản bao gồm nhiều yếu tố làm cho cơ thắt thực quản dưới không hoạt động ổn định, nhu động thực quản làm việc không hiệu quả. Điều này dẫn đến acid dạ dày dễ trào ngược lên thực quản.
nguyên nhân gây viêm dạ dày trào ngược thực quản độ a
Nếu cơ thắt thực quản dưới hoạt động yếu hay giãn ra sẽ khiến dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản (Ảnh minh họa sưu tầm).

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thực quản trào ngược độ A, bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì: Bệnh nhân mắc bệnh béo phì (BMI > 40 kg/m2) có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES) và nhu động thực quản bị thay đổi, làm tăng tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới, tăng tiết acid dạ dày và có thể gây trào ngược lên thực quản.
  • Uống rượu bia: Uống rượu bia là yếu tố làm giãn cơ vòng thực quản dưới và tăng tiết axit trong dạ dày và thúc đẩy tình trạng ợ trớ xuất hiện. Lâu dần, tình trạng này có thể gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng acid trong dạ dày. Khi đó, acid dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản và làm tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Tuổi tác và di truyền: Một số nghiên cứu cho biết, nam giới trên 50 tuổi và người có tiền sử gia đình bị trào ngược dạ dày – thực quản làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thực quản trào ngược.
  • Mang thai: Viêm thực quản trào ngược thường xảy ra trong thai kỳ, ở bất kỳ giai đoạn tam cá nguyệt nào. Tuy vậy, chứng trào ngược và ợ nóng có thể hết sau khi sinh.
  • Dùng một số loại thuốc: Khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn kênh canxi,… làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới gây nên tình trạng viêm thực quản trào ngược.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm thực quản trào ngược độ A

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thực quản trào ngược độ A và dấu hiệu cảnh báo cần đến gặp bác sĩ ngay, Cô Chú, Anh Chị nên lưu ý:

Triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ A

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng điển hình hay ít điển hình do viêm thực quản.

Các triệu chứng điển hình của viêm thực quản trào ngược độ A bao gồm:

Triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ A
Triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ A thường gặp là ợ nóng, khó nuốt, nuốt đau, cảm giác có khối trong cổ họng,… (Ảnh minh họa sưu tầm).

Một số triệu chứng ít điển hình hơn của viêm thực quản trào ngược độ A:

  • Ho mạn tính.
  • Đau ngực.
  • Mòn men răng.
  • Đau họng.
  • Rối loạn giọng nói (dysphonia).
  • Co thắt thanh quản.

Dấu hiệu viêm thực quản trào ngược độ A cần đi khám

Cô Chú, Anh Chị cần đến cơ sở y tế thăm khám khi các triệu chứng của viêm thực quản trào ngược độ A có dấu hiệu trở nên bất thường.

Các dấu hiệu viêm thực quản trào ngược độ A cảnh báo cần lưu ý:

  • Triệu chứng trào ngược vẫn tiếp diễn hoặc tăng lên dù đã điều trị giảm tiết dịch dạ dày.
  • Sụt cân không rõ nguyên do.
  • Nôn.
  • Có biểu hiện thiếu máu (mệt mỏi, nhợt nhạt,…).

> Xem thêm: Trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?

Viêm thực quản trào ngược độ A có nguy hiểm không?

Viêm thực quản trào ngược độ A nếu diễn tiến trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách có thể dần trở nặng, phát triển từ độ A lên dần các phân độ còn lại. Tình trạng viêm thực quản không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng có thể xuất hiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Các phân độ còn lại của viêm thực quản trào ngược độ A theo phân độ Los Angeles là:

  • Viêm thực quản trào ngược độ B: Niêm mạc thực quản xuất hiện một hoặc nhiều vết trợt xước có độ dài > 5mm không liên tục giữa các nếp niêm mạc.
  • Viêm thực quản trào ngược độ C: Niêm mạc thực quản xuất hiện một hoặc nhiều vết trợt xước liên tục giữa đỉnh của ít nhất 2 nếp gấp niêm mạc và không vượt quá 75% chu vi lòng thực quản.
  • Viêm thực quản trào ngược độ D: Niêm mạc thực quản xuất hiện một hoặc nhiều vết trợt xước liên tục giữa đỉnh của ít nhất 2 nếp gấp niêm mạc và lan rộng hơn 75% chu vi lòng thực quản.

Trường hợp viêm thực quản trào ngược tiến triển nặng, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như Barrett thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản,…

Các biến chứng của viêm thực quản trào ngược có thể gặp là:

  • Barrett thực quản: Là tổn thương tiền ung thư của ung thư biểu mô tuyến thực quản, xảy ra do trào ngược acid làm tổn thương lớp niêm mạc của thực quản. Barrett thực quản thường xuất hiện ở 5 – 15% bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược.
  • Hẹp thực quản: Là tình trạng acid dạ dày ăn mòn phần dưới của thực quản, dẫn đến hình thành mô sẹo làm hẹp thực quản. Người bệnh thường có biểu hiện khó nuốt, kèm cảm giác đau khi nuốt, đau ngực và sụt cân không chủ đích.
  • Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm thực quản trào ngược. Ung thư thực quản thường không biểu hiện giai đoạn sớm. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi ung thư đã bước qua giai đoạn muộn, khi đó việc điều trị gặp nhiều khó khăn và có tỷ lệ tử vong cao.
  • Các vấn đề khác: Bệnh viêm thực quản trào ngược độ A có thể gây ra một số biến chứng khác như loét dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa trên hoặc các vấn đề khác không liên quan tiêu hóa như thiếu máu, viêm thanh quản, viêm xoang, hen phế quản,…
nguyên nhân bệnh viêm thực quản trào ngược độ a do hẹp thực quản
Hẹp thực quản là tình trạng lòng thực quản bị thu hẹp bất thường do hình thành mô sẹo, gây nên sự tắc nghẽn khi nuốt (Ảnh minh họa sưu tầm).

Phương pháp chẩn đoán viêm thực quản trào ngược độ A

Quy trình chẩn đoán bệnh viêm thực quản trào ngược độ A bao gồm khám lâm sàng và thực hiện các cận lâm sàng. Trong đó, việc khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có được nhận định ban đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Khám lâm sàng

Nhằm định hướng chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi Cô Chú, Anh Chị một số câu hỏi như:

  • Các triệu chứng Cô Chú, Anh Chị đang gặp phải.
  • Tình trạng sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị.
  • Tiền sử bệnh lý cá nhân/gia đình.
  • Các loại thuốc đã và đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng.
  • Các phẫu thuật mà Cô Chú, Anh Chị đã từng thực hiện (nếu có).

Cận lâm sàng

Bác sĩ có thể chỉ định một số cận lâm sàng như nội soi, xét nghiệm và một số phương pháp loại trừ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm thực quản trào ngược độ A.

  • Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng: Để chẩn đoán viêm thực quản trào ngược, Cô Chú, Anh Chị sẽ được chỉ định nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng. Bác sĩ sử dụng một dây soi có gắn camera đưa từ miệng vào thực quản, qua đó quan sát các tổn thương ở niêm mạc thực quản. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có kèm theo sinh thiết.
  • Xét nghiệm: Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng liên quan. Từ đó giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân không liên quan và củng cố tính chính xác của chẩn đoán.
  • Riêng đối với bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp kiểm tra để loại trừ nguyên nhân đau ngực do bệnh lý tim mạch.

Phương pháp điều trị viêm thực quản trào ngược độ A

Để kiểm soát sự khó chịu, ngăn ngừa biến chứng và điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh viêm thực quản trào ngược độ A, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc trào ngược dạ dày không kê toa hoặc thuốc kê toa.

Một số loại thuốc bao gồm thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton (esomeprazole, lansoprazole, omeprazole), thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc điều hòa nhu động (prokinetic),…

Tuy theo tình trạng mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc với liều lượng phù hợp. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc dùng thuốc quá liều dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng sức khỏe.

điều trị viêm thực quản trào ngược độ a bằng thuốc
Khi sử dụng thuốc chữa viêm thực quản trào ngược độ A, người bệnh cần tuân thủ liều lượng và thời gian nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

Cách giảm nhẹ triệu chứng của viêm thực quản trào ngược độ A

Bên cạnh việc dùng thuốc, Cô Chú, Anh Chị có thể hỗ trợ làm dịu triệu chứng của viêm thực quản trào ngược độ A bằng cách:

  • Hạn chế thực phẩm gây kích ứng niêm mạc thực quản: Người bệnh tránh tiêu thụ thực phẩm có tính acid (cam, quýt, cà chua…), bạc hà, socola, cà phê, rượu bia, thức ăn cay,… để không làm niêm mạc thực quản bị tổn thương.
  • Hạn chế ăn quá no: Người bệnh nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính để giảm lượng thức ăn trong mỗi lần ăn, giúp kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Giảm cân: Việc giảm cân sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ A gây ra, đặc biệt ở đối tượng thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế nằm ngay sau khi ăn: Người bệnh tránh nằm sau khi ăn ít nhất 3 giờ.
  • Kê đầu cao khi ngủ: Để hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân nên để gối cao đầu khoảng 15 cm (6 inch).
  • Mặc quần áo rộng rãi: Nhằm hạn chế gây áp lực lên bụng và phần dưới của thực quản, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc đồ quá chật, bó sát.
  • Không hút thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc lá thì nên giảm dần lượng thuốc hút mỗi ngày và tiến tới bỏ hẳn để tránh làm trầm trọng tình trạng viêm thực quản trào ngược.

> Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Những điểm cần lưu ý

Để tránh viêm thực quản trào ngược độ A tiến triển nghiêm trọng hoặc dẫn đến biến chứng nguy hiểm, Cô Chú, Anh Chị cần nắm một số lưu ý quan trọng. Cụ thể:

  • Theo phân độ Los Angeles (LA), viêm thực quản trào ngược độ A là cấp độ nhẹ nhất, được định nghĩa là lớp niêm mạc thực quản xuất hiện một hoặc nhiều vết trợt xước có chiều dài ≤ 5mm không liên tục giữa các nếp niêm mạc.
  • Bệnh viêm thực quản trào ngược độ A có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES), thoát vị hoành, bất thường trong nhu động thực quản. Bên cạnh đó, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, căng thẳng,… cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Một số dấu hiệu, triệu chứng viêm thực quản trào ngược độ A như ợ nóng, ợ trớ, nuốt khó, tăng tiết nước bọt, đau họng, đau ngực, buồn nôn,…
  • Viêm thực quản trào ngược dễ bị nhầm lẫn với khó tiêu chức năng, loét dạ dày – tá tràng, bệnh động mạch vành,…
  • Viêm thực quản trào ngược độ A có thể tiến triển sang những cấp độ nặng hơn và dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.
  • Bệnh có thể điều trị tốt khi kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống.
  • Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm thực quản trào ngược độ A, người bệnh nên ăn các chất đạm dễ tiêu (thịt vịt, thịt lợn nạc,…), bổ sung chất xơ từ rau củ hoặc các loại đậu, sữa chua, bột ngũ cốc, bột yến mạch,…
  • Nội soi là phương pháp chẩn đoán và tầm soát chính xác, ngăn ngừa bệnh tiến triển thành ung thư thực quản.

Doctor Check – Trung tâm Nội soi & Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa hàng đầu Việt Nam

Với kinh nghiệm nhiều năm trong chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh về tiêu hóa, trong đó có viêm thực quản trào ngược, Doctor Check tự tin giúp Quý khách “khám ra bệnh – trị hết bệnh”.

Khi lựa chọn dịch vụ nội soi tại đây, Cô Chú, Anh Chị hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm và vô cùng tận tâm.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến hiện nay, giúp mang lại kết quả chính xác.
  • Đặc biệt, tại Doctor Check còn có dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê). Đây là phương pháp được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á, giúp Khách hàng cảm thấy thoải mái, giảm lo lắng và tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương bất thường.
  • Chi phí thăm khám và điều trị tại Doctor Check cam kết minh bạch, Khách hàng sẽ được thông báo chi phí rõ ràng khi tư vấn.
nội soi tìm nguyên nhân gây viêm dạ dày trào ngược thực quản độ a
Đội ngũ bác sĩ Doctor Check vững chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm sẽ chỉ định đúng và đủ các cận lâm sàng cần thiết, qua đó chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp Cô Chú, Anh Chị biết thêm nhiều thông tin về bệnh viêm thực quản trào ngược độ A. Triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Vì thế, Cô Chú, Anh Chị cần đi thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán kỹ càng và có biện pháp điều trị dứt điểm.

Câu hỏi thường gặp

Các biến chứng của viêm thực quản trào ngược độ A là gì?

Nếu viêm thực quản trào ngược độ A không được điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như hẹp thực quản, Barrett thực quản và nguy hiểm nhất là ung thư thực quản.

Viêm thực quản trào ngược độ A có chữa được không?

Hầu hết người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát viêm thực quản trào ngược độ A bằng thuốc và thay đổi lối sống (giảm cân, hạn chế hút thuốc, nâng cao đầu khi nằm ngủ, tránh nằm xuống sau khi ăn,…). Trường hợp viêm thực quản trào ngược không đáp ứng với các biện pháp kể trên, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật.

Thuốc chữa viêm thực quản trào ngược độ A gồm những loại nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân viêm thực quản trào ngược độ A, một số loại thuốc có thể được sử dụng gồm thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc điều hòa nhu động (prokinetic),..

Tuy nhiên cần lưu ý, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị viêm thực quản nào, tránh tự ý sử dụng để hạn chế gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:

1. Trung tâm nội soi & chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa Doctor Check.

2. Samy A. Azer ; Anil Kumar Reddy Reddivari. Reflux Esophagitis. 17 04 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554462/ (đã truy cập 05 07 2023).

3. Louisa Richards. What to know about GERD with esophagitis. 10 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/gerd-with-esophagitis (đã truy cập 05 07 2023).

4. WebMD Editorial Contributors. Esophagitis. 15 03 2023. https://www.webmd.com/digestive-disorders/esophagitis (đã truy cập 05 07 2023).

0 / 5. Lượt xếp hạng: 0

Xếp hạng

Powered by BetterDocs

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Tư Vấn Sức Khỏe Tiêu Hóa Miễn Phí Qua ZaloTư Vấn Miễn Phí Đặt Lịch Khám Tiêu HóaĐặt Lịch Khám