ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU

Đầy bụng, khó tiêu là những triệu chứng tiêu hóa phổ biến ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống không tốt và cũng có thể báo hiệu cho nhiều bệnh lý tiêu hóa liên quan. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra đầy hơi, khó tiêu và có biện pháp điều trị như thế nào? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng endoclinic.vn tìm hiểu chi tiết về triệu chứng này qua bài viết sau đây.

Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán bệnh từ bác sĩ có chuyên môn. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.

Nguyên nhân gây đầy hơi, khó tiêu
đầy bụng, khó tiêu

TÌM HIỂU VỀ TÌNH TRẠNG ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU

Đầy bụng khó tiêu là hai triệu chứng trong số các vấn đề tiêu hóa phổ biến ở mọi độ tuổi, nguyên nhân có thể đến từ chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc đến từ một số bệnh lý về đường tiêu hóa.

Đầy bụng được định nghĩa là cảm giác căng tức phần bụng do khí ứ đọng. Đầy bụng có thể là dấu hiệu cho nhiều rối loạn chức năng tiêu hóa cần được chẩn đoán và điều trị riêng biệt.

Khó tiêu là cảm giác đau hoặc khó chịu ở phần thượng vị. Trong nhiều trường hợp, một số người còn sử dụng thuật ngữ khó tiêu khi họ gặp phải các triệu chứng khác như là chán ăn, đầy hơi, ăn nhanh no, đầy bụng sau ăn, đau hoặc nóng rát vùng bụng.

Đầy bụng, khó tiêu là gì

Tình trạng đầy bụng và khó tiêu gây ra những cảm giác khó chịu ở bụng, thường xảy ra sau khi ăn uống (Nguồn ảnh tham khảo từ Fitness First).

yếu tố nguy cơ gây đầy bụng khó tiêu

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU

Đầy hơi, khó tiêu có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày,… Cụ thể như sau:

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng viêm làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Người bị viêm dạ dày thường xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, chán ăn,… Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng kéo dài,…

Loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng là hiện tượng trên niêm mạc dạ dày và tá tràng xuất hiện các ổ loét. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng thường gặp ở người đã bị nhiễm khuẩn Hp, lạm dụng thuốc NSAIDs, thường xuyên uống rượu bia,… Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gặp triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị, ợ nóng, buồn nôn, nôn sau khi ăn, nghiêm trọng hơn có thể nôn ra máu, tiêu ra phân đen,…

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh ung thư tại Việt Nam năm 2020. Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn, còn giai đoạn sớm hầu như không có hoặc không rõ ràng. Các triệu chứng phổ biến đó là khó tiêu, đầy bụng, đau bụng kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, nuốt khó, chán ăn, buồn nôn,…

Hầu hết ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm đều có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, việc chủ động tầm soát và phát hiện sớm ung thư dạ dày là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe bản thân và nâng cao tỷ lệ thành công khi điều trị.

> Tham khảo thêm: Xét nghiệm ung thư dạ dày có tồn tại hay không?

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) được định nghĩa là tình trạng đau bụng và thay đổi thói quen đi tiêu mà không ghi nhận bất kỳ tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa. Đây cũng là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay.

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích là đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện gồm tiêu chảy hoặc táo bón hoặc cả hai, chướng bụng, đầy bụng sau ăn. Đôi lúc, người bệnh cũng có thể cảm thấy khó tiêu.

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được biết rõ. Nhưng một số yếu tố như tâm lý căng thẳng, rối loạn lo âu hoặc nhiễm khuẩn đường ruột,… có góp phần dẫn đến tình trạng hội chứng ruột kích thích.

Bệnh Celiac (không dung nạp Gluten)

Bệnh Celiac là một dạng bệnh lý tự miễn diễn ra ở ruột non. Đây là tình trạng mà hệ miễn dịch của cơ thể đáp ứng mạnh mẽ với gluten có trong thực phẩm có nguồn gốc từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, gây ra tình trạng viêm và làm tổn thương ruột non. Bệnh lý này có tính chất mạn tính và cách điều trị duy nhất đó là loại bỏ hoàn toàn gluten ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.

Khi ăn phải gluten, người bệnh thường có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn và tiêu chảy. Ngoài ra, các triệu chứng tiêu hóa khác như đau, căng tức vùng bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn, táo bón,… cũng có thể xuất hiện đi kèm. Đối với trẻ em, bệnh Celiac còn có thể gây chậm phát triển.

nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu

Hệ thống miễn dịch đáp ứng mạnh mẽ với gluten gây tổn thương ruột non và dẫn đến triệu chứng đầy bụng, khó tiêu ở người mắc bệnh Celiac (Nguồn ảnh tham khảo từ Birmingham Gastroenterology Associates).

chẩn đoán tình trạng đầy bụng, khó tiêu

YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY ĐẦY HƠI, KHÓ TIÊU

Không chỉ đến từ các bệnh lý tiêu hóa, triệu chứng đầy hơi, khó tiêu còn có thể do một số yếu tố nguy cơ liên quan đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học.

Các yếu tố nguy cơ gây đầy hơi và khó tiêu bao gồm:

  • Ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh: Thói quen này có thể gây tích tụ khí trong ruột và dạ dày, dẫn đến cảm giác khó tiêu, đầy bụng.
  • Ăn nhiều thức ăn cay hoặc chứa dầu mỡ: Đồ ăn dầu mỡ, cay nóng có thể làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa và dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
  • Lạm dụng rượu bia: Một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng rượu bia thường xuyên làm tăng tỷ lệ bị khó tiêu và đầy hơi so với người không uống rượu bia. Ngoài ra, rượu bia cũng là yếu tố nguy cơ cho viêm và loét dạ dày, từ đó làm người bệnh cũng gặp phải hai triệu chứng này.
  • Uống nhiều đồ uống có gas: Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều đồ uống có gas có thể làm trầm trọng bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), cũng như gây ra đầy bụng và khó tiêu.
  • Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng người hút thuốc lá thường xuyên có tỷ lệ mắc khó tiêu cao hơn so với người không hút thuốc lá. Lý do bởi vì khói thuốc có thể khiến lưu lượng máu đến dạ dày giảm xuống, khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây hại.
  • Lo âu, căng thẳng: Tinh thần lo lắng, căng thẳng nhiều có thể làm tăng acid dạ dày, gây ra triệu chứng đầy bụng và khó tiêu.
  • Thai kỳ: Phụ nữ đang trong thai kỳ thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là từ tuần thứ 27 trở đi. Nguyên nhân là do sự thay đổi trong lượng hormone và áp lực từ thai nhi lên dạ dày làm cản trở tiêu hóa.
  • Một số loại thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm có thể gây ra tác dụng phụ là đầy bụng và khó tiêu.

ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu là nhóm triệu chứng thường dễ bắt gặp trong đời sống thường ngày. Thông thường, triệu chứng xuất hiện thoáng qua và biến mất sau một vài giờ hoặc vài ngày. Mặc dù chúng không gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, đầy bụng, khó tiêu có thể cản trở một số hoạt động sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, cần đặc biệt quan tâm khi các triệu chứng này kéo dài không hết. Nó có thể báo hiệu các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng nằm đằng sau như loét dạ dày – tá tràng, tắc ruột hoặc ung thư đường tiêu hóa. Các bệnh lý này có thể trở nên trầm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, khi thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến khám ở các cơ sở y tế (bệnh viện/phòng khám nội tiêu hóa) uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị.

điều trị đầy bụng, khó tiêu

ĐẦY HƠI, KHÓ TIÊU KHI NÀO CẦN THĂM KHÁM?

Đầy bụng, khó tiêu là các triệu chứng khá phổ biến và gây ra nhiều khó chịu. Tuy nhiên, nếu Cô Chú, Anh Chị bị đầy hơi, khó tiêu kéo dài, kèm theo đau bụng dữ dội và nhiều triệu chứng khác, Cô Chú, Anh Chị nên khẩn trương đi khám để được kiểm tra và chẩn đoán.

Các triệu chứng cảnh báo đi kèm với đầy bụng, khó tiêu mà bệnh nhân cần lưu ý:

  • Khó nuốt.
  • Chán ăn.
  • Nôn liên tục hoặc nôn ra máu.
  • Đi ngoài phân đen
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi, suy nhược.
bác sĩ tư vấn triệu chứng đầy bụng, khó tiêu

Khi cảm thấy đầy bụng và khó tiêu kèm theo triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,… Cô Chú, Anh Chị nên nhanh chóng đi khám để có cách điều trị kịp thời (Ảnh minh họa sưu tầm).

CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU

Khi gặp tình trạng đầy hơi và khó tiêu, Cô Chú, Anh Chị cần đi khám sớm để xác định triệu chứng này khởi phát từ bệnh lý nào. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng cần thiết.

Khám lâm sàng

Dựa vào những thông tin về tình trạng và tần suất đau bụng khó tiêu, các triệu chứng kèm theo, tiền sử bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe tổng quát và đưa ra chẩn đoán ban đầu. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.

Cận lâm sàng

Các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán nguyên nhân đầy hơi, khó tiêu bao gồm:

  • Xét nghiệm: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, các xét nghiệm hơi thở và phân giúp kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn Hp gây viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp như chụp X-quang hoặc CT có thể kiểm tra tình trạng tắc ruột và đánh giá các bất thường khác tại ống tiêu hóa, từ đó giúp xác định bệnh lý chính xác.
  • Nội soi ống tiêu hóa: Đây là tiêu chuẩn “vàng” để chẩn đoán các bệnh lý về ống tiêu hóa. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để phân tích các dấu hiệu bất thường, hỗ trợ chẩn đoán ung thư.

CÁCH ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU

Triệu chứng đầy hơi, khó tiêu có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiêu hóa khác nhau. Theo đó, mỗi bệnh lý đều yêu cầu chẩn đoán và các phương pháp điều trị riêng biệt. Vì thế, khi cảm thấy tình trạng kéo dài không dứt hoặc ngày càng trở nặng, Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

endoclinic.vn – Trung tâm chuyên sâu về dịch vụ Nội soi và Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa

Hiện nay, endoclinic.vn là địa chỉ nhận được nhiều sự tin tưởng từ Quý khách hàng về dịch vụ Nội soi, Chẩn đoán và Điều trị bệnh lý tiêu hóa. Phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm điều trị thực tế. Dựa vào quá trình khám lâm sàng kết hợp kết quả cận lâm sàng, bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng, khó tiêu. Từ đó, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị bệnh theo guideline và thuốc Brand-name theo từng trường hợp cụ thể, đảm bảo đạt kết quả tối ưu, rút ngắn thời gian phục hồi.

Đặc biệt, endoclinic.vn còn cung cấp dịch vụ Nội Soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng Không Đau (Nội Soi tiền Mê) được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á đảm bảo không bỏ sót bất kỳ tổn thương nào trong ống tiêu hóa. Kết hợp với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cho khách hàng trải nghiệm nội soi an toàn, thoải mái và tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa chính xác lên đến 90-95%.

Quý khách có thể yên tâm với hành trình chăm sóc sức khỏe tiêu hóa tại endoclinic.vn với chi phí thăm khám rõ ràng, giờ làm việc sớm (từ 6h – 15h) thuận tiện cho bệnh nhân hoàn tất khám bệnh trong ngày.

>> Liên hệ ngay với Trợ lý Bác sĩ qua số Hotline: 0939 01 01 01 để được hỗ trợ nhanh nhất​.

nội soi tìm bệnh lý gây đầy bụng, khó tiêu

Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, endoclinic.vn cam kết hoàn tất quy trình nội soi đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo tìm ra bệnh với tỷ lệ chẩn đoán chính xác cao.

CÁCH GIẢM TRIỆU CHỨNG ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU TẠI NHÀ

Để giảm triệu chứng đầy hơi và khó tiêu tại nhà, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách sau đây. Lưu ý, đây là những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ để áp dụng phù hợp và an toàn.

Những cách giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu tại nhà:

  • Hạn chế ăn thực phẩm gây đầy hơi: Hạn chế các thức ăn dễ gây đầy bụng như bông cải xanh, súp lơ trắng, mận, táo, lúa mì, đậu lăng,…
  • Uống đủ nước: Duy trì uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
  • Chia chế độ ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ: Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày giúp giảm tải áp lực trên dạ dày, giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm triệu chứng đầy hơi.
  • Hạn chế thói quen ăn uống nuốt không khí: Không ăn quá nhanh, hạn chế nhai kẹo cao su, hạn chế đồ uống có gas,… để tránh hiện tượng đầy hơi.
  • Tinh dầu bạc hà: Việc sử dụng tinh dầu bạc hà được biết đến là có khả năng giảm nhẹ tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Gừng: Gừng là một loại bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng khó tiêu và đầy bụng. Tuy nhiên không nên lạm dụng gừng vì có thể gặp tác dụng phụ như ợ nóng, nóng rát cổ họng,…
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động thể chất nhẹ nhàng giúp loại bỏ khí trong dạ dày, giảm triệu chứng đầy hơi, cải thiện tiêu hóa.
  • Hạn chế căng thẳng: Kiểm soát căng thẳng và lo lắng để làm dịu cảm giác khó chịu do đầy bụng, khó tiêu gây ra.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực cho dạ dày, có thể dẫn đến tình trạng trào ngược axit lên thực quản gây ra triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

CÂU HỎI TỔNG HỢP

Tình trạng đầy hơi và khó tiêu không phải là vấn đề nguy hiểm và thường tự hết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi triệu chứng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cấp tính cần được điều trị sớm như: tắc ruột, loét dạ dày – tá tràng mức độ nặng,… để hạn chế tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Bệnh nhân cần đi khám nếu tình trạng đầy hơi, khó tiêu kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt thường ngày hoặc xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo kèm theo như khó nuốt, buồn nôn, nôn liên tục, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, sụt cân,….

Để giảm đầy hơi, khó tiêu tại nhà, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, ăn thực phẩm ít dầu mỡ, chất béo. Bên cạnh đó, việc ăn chậm nhai kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ, uống đủ nước và tập thể dục điều độ cũng là những cách giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Tài liệu tham khảo

  1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – Endo Clinic
  2. Mayo Clinic. Indigestion. 17 06 2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/symptoms-causes/syc-20352211
  3. (đã truy cập 06 19 2023).
  4. Tim Newman. What to know about indigestion or dyspepsia. 22 10 2020. https://www.medicalnewstoday.com/articles/163484#takeaway. (đã truy cập 06 19 2023).
  5. Carmella Wint. Gastritis. 19 10 2021. https://www.healthline.com/health/gastritis (đã truy cập 06 19 2023)
  6. Markus MacGill. Everything you need to know about stomach ulcers. 08 12 2021. https://www.medicalnewstoday.com/articles/312045 (đã truy cập 06 19 2023)
  7. Healthdirect. Irritable bowel syndrome (IBS). 02 2023. https://www.healthdirect.gov.au/irritable-bowel-syndrome-ibs (đã truy cập 06 19 2023)
  8. NHS. Coeliac disease. 31 03 2023. https://www.nhs.uk/conditions/coeliac-disease/ (đã truy cập 06 19 2023)
  9. WebMD. Why Am I Bloated? 18 05 2021. https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-bloating-reasons (đã truy cập 06 19 2023)
  10. Elise Mandl, BSc, Msc, APD. 12 Great Ways to Get Rid of Bloating. 07 12 2021. https://www.healthline.com/nutrition/proven-ways-to-reduce-bloating (đã truy cập 06 19 2023)
  11. Valencia Higuera. How to Treat Indigestion at Home. 15 05 2023. https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-indigestion#acv (đã truy cập 06 19 2023)

TIN SỨC KHỎE

Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.

Đặt Lịch Khám Endo Clinic

Endo Clinic

Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01

ĐẶT LỊCH NỘI SOI TIÊU HÓA

Đặt lịch nội soi hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

    Có Bảo Hiểm Y Tế

    ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA

    Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Endo Clinic. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng

      Có Bảo Hiểm Y Tế

      Đặt Lịch Khám Endo Clinic

      Endo Clinic

      Tiêu Hoá Khoẻ & Ngừa Ung Thư

      THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) VÀ CHỦ NHẬT (7H - 12H) 0939 01 01 01