
Bên cạnh các triệu chứng phổ biến như ợ nóng, ợ chua, khó nuốt,… người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể bị viêm họng. Vậy trào ngược dạ dày – thực quản gây viêm họng do đâu và điều trị như thế nào? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, từ đó gây kích ứng niêm mạc thực quản, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu. Không chỉ vậy, các chất này khi trào ngược cũng có thể đi vào hầu họng, gây ra đau họng, viêm họng.
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Trong đó, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là người béo phì, người có chế độ ăn uống không lành mạnh, phụ nữ mang thai, những người ai thường xuyên hút thuốc lá hoặc căng thẳng kéo dài,…

> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?
Các triệu chứng đi kèm viêm họng khi bị trào ngược dạ dày – thực quản
Sau đây là một số triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản có thể đi kèm viêm họng:
- Đau thượng vị
- Đau ngực
- Ợ nóng.
- Ợ trớ.
- Ho khan.
- Khò khè.
- Cảm giác có khối trong cổ họng.
- Cảm thấy vị chua, vị đắng trong miệng.
- Khó nuốt.
- Khàn tiếng.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng đi kèm khác:
Nguyên nhân trào ngược dạ dày – thực quản gây viêm họng
Trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ra viêm họng là do khi trào ngược, các chất từ dạ dày có thể vượt qua cơ thắt thực quản trên và đi vào cổ họng (hầu họng), thậm chí cả thanh quản. Điều này gây kích ứng niêm mạc, dẫn đến đau họng, khàn giọng hoặc ho khan.

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản gây viêm họng
Tùy vào tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản gây viêm họng, ngứa họng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa trào ngược dạ dày phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể kể đến như thuốc trung hòa acid, thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI),… Người bệnh nên tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ để kiểm soát được tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tham vấn với bác sĩ tai – mũi – họng để đánh giá đúng về tình trạng viêm họng của bản thân, tránh biến chứng về sau.
Lưu ý là người bệnh không nên tự mua thuốc sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến nhiều tác hại với sức khỏe. Bên cạnh đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng.
> Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Trường hợp bệnh tiến triển nặng dẫn đến viêm thực quản nặng, thoát vị hoành lớn,… bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị.
Doctor Check – Phòng khám chuyên sâu Nội Soi và Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa
Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn giỏi cùng kinh nghiệm dày dặn, Doctor Check là địa chỉ khám chữa bệnh lý tiêu hóa uy tín, được nhiều người lựa chọn. Suốt nhiều năm qua, chất lượng dịch vụ của Doctor Check luôn nhận được sự tin tưởng từ Quý khách hàng.
Thăm khám tại Doctor Check, Quý khách sẽ được bác sĩ thăm hỏi cặn kẽ các triệu chứng, chỉ định đúng – đủ các cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Phòng khám trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chuẩn xác các bệnh về tiêu hóa.
Kết hợp cùng phương pháp Nội Soi Tiêu Hóa Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) đạt tiêu chuẩn quốc tế được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á nhằm tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương trong ống tiêu hóa. Nhờ đó đảm bảo chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh lên đến 90 – 95%, đồng thời mang đến cho Quý khách trải nghiệm nội soi thoải mái, dễ chịu.

>> Liên hệ Hotline 028 5678 9999 hoặc Đặt lịch khám để đặt hẹn tại phòng khám Doctor Check!
Cách giảm viêm họng khi bị trào ngược dạ dày – thực quản
Để tình trạng trào ngược được cải thiện, người bệnh nên tuân theo phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ và xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học để hỗ trợ điều trị.
Để giảm trào ngược dạ dày – thực quản gây viêm họng, người bệnh nên:
- Hạn chế đồ uống gây kích ứng niêm mạc thực quản như đồ uống có cồn, nước có gas, đồ uống có caffein,…
- Tránh thực phẩm khiến tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản dễ xảy ra như thức ăn cay, đồ ăn nhiều chất béo, socola,…
- Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Chế biến thức ăn phù hợp (thức ăn mềm, được cắt nhỏ).
- Không nằm ngay sau khi ăn.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Không mặc quần áo quá chật.
- Kê gối cao khi đi ngủ.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày:
Câu hỏi thường gặp
Trào ngược dạ dày – thực quản có gây viêm họng không?
Trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây viêm họng. Tuy nhiên, triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với tình trạng viêm họng thông thường. Vì thế, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và có phương hướng điều trị tối ưu, người bệnh nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.
Vì sao trào ngược dạ dày – thực quản ảnh hưởng đến họng?
Trào ngược dạ dày – thực quản khiến dịch dạ dày bị đẩy lên thực quản, tiếp xúc với hầu họng hoặc thanh quản. Lâu ngày, tình trạng này sẽ gây ra viêm họng với các triệu chứng như ho, đau họng, khàn giọng,…
Có những cách chữa trào ngược dạ dày – thực quản gây viêm họng nào?
Tùy vào tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản gây viêm họng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc trung hòa acid, thuốc histamin H2,… để giảm đi lượng acid dạ dày, hạn chế các triệu chứng trào ngược. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
Tài liệu tham khảo:
1. WebMD. Understanding Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) — Symptoms. 14 05 2023. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/understanding-gerd-symptoms. (đã truy cập 07 05 2023)
2. Michelle Pugle. Remedies and Habits That Ease Sore Throat from Acid Reflux. 18 10 2022. https://www.verywellhealth.com/acid-reflux-sore-throat-remedies-5181564. (đã truy cập 07 05 2023)
3. Julia Haskins. Side effects of antacids. 25 04 2023. https://www.healthline.com/health/antacids#takeaway. (đã truy cập 07 05 2023)
4. Michael Kerr. What Are the Side Effects of H2 Receptor Blockers? 10 04 2020. https://www.healthline.com/health/gerd/h2-blockers#h-2-receptor-blockers-vs-proton-pump-inhibitors-pp-is. (đã truy cập 07 05 2023)
5. Robin Madell. Proton Pump Inhibitors. 31 05 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/proton-pump-inhibitors. (đã truy cập 07 05 2023)
6. Marcel Yibirin,corresponding author Diana De Oliveira, Roberto Valera, Andrea E Plitt, and Sophia Lutgen. Adverse Effects Associated with Proton Pump Inhibitor Use. 18 01 2021. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7887997/. (đã truy cập 07 05 2023)
7. NHS. Sore throat. 05 02 2021. https://www.nhs.uk/conditions/sore-throat/. (đã truy cập 07 05 2023)
8. David Railton. Sore throat and acid reflux: What is the link? 13 03 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/315066#_noHeaderPrefixedContent. (đã truy cập 07 05 2023)