Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) có thể gặp phải tình trạng hôi miệng, gây ra nhiều bất lợi trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Tình trạng hôi miệng có thể khiến người bệnh thấy xấu hổ và tự ti, đặc biệt là khi giao tiếp. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản gây hôi miệng? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh gì?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (tên tiếng Anh: Gastroesophageal reflux disease – GERD) là tình trạng các chất trong dạ dày như thức ăn chưa tiêu hóa, acid dạ dày hoặc dịch mật bị đẩy lên thực quản hoặc hầu họng. Điều này có thể gây kích thích niêm mạc thực quản và dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, ợ trớ, đau thượng vị, nóng rát vùng ngực, có vị đắng chua trong miệng,… Không chỉ vậy, tình trạng này cũng có thể làm cho hơi thở của bệnh nhân có mùi hôi khó chịu.

hôi miệng do trào ngược dạ dày
Cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động bất thường, khiến dịch acid từ dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây ra tình trạng hơi thở có mùi chua. Nguồn ảnh minh họa từ Mountain Aire Dentistry.

> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?

Các triệu chứng đi kèm hôi miệng khi bị trào ngược dạ dày – thực quản

Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, trong đó có tình trạng hôi miệng.

Khi bị hôi miệng do trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh sẽ cảm thấy hơi thở của bản thân có mùi chua, hăng mạnh. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sự tự tin của người bệnh, đặc biệt khi cần phải giao tiếp với người khác.

Không những vậy, trào ngược dạ dày – thực quản còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống của người bệnh.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản đi kèm hôi miệng:

  • Ợ nóng.
  • Đau họng.
  • Cảm thấy vị chua, đắng hoặc vị kim loại trong miệng.
  • Khó nuốt.
  • Khò khè.
  • Ho khan, khàn tiếng.
  • Mòn men răng.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày – thực quản gây hôi miệng

Nguyên nhân trào ngược dạ dày – thực quản là do cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động bất thường. Cơ thắt thực quản dưới là một vòng cơ tròn nằm ở cuối thực quản có chức năng co thắt để giữ dịch dạ dày không di chuyển ngược lên thực quản.

Tuy nhiên, với người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, chức năng của cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu và hoạt động kém hiệu quả. Từ đó khiến các dịch trong dạ dày gồm thức ăn đang tiêu hóa, acid dạ dày và dịch mật bị trào ngược lên thực quản và họng, làm hơi thở của người bệnh có mùi chua, hôi khó chịu.

trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng
Tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra hôi miệng kèm theo các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua,… Nguồn ảnh minh họa từ Weill Cornell Medicine.

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản gây hôi miệng

Để loại bỏ tình trạng hôi miệng do trào ngược, đầu tiên người bệnh cần điều trị để kiểm soát được bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp để làm giảm các triệu chứng bệnh.

Một số loại thuốc chữa trào ngược dạ dày – thực quản thường được dùng có thể kể đến như thuốc kháng histamin H2 giúp giảm tiết acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm tiết dịch dạ dày, thuốc trung hòa acid (antacid), cải thiện nhiều triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu,…

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc và sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

> Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả, Cô Chú, Anh Chị nên đi khám – chữa bệnh ở các cơ sở y tế, phòng khám dạ dày uy tín, có đội ngũ bác sĩ đầu ngành.

noisoitieuhoa.com là hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa trong đó có bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Tại đây có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm sẽ thăm khám, chỉ định các cận lâm sàng phù hợp và áp dụng phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

Quy trình nội soi tiêu hóa của noisoitieuhoa.com sử dụng hệ thống trang thiết bị y tế tân tiến, hiện đại hỗ trợ bác sĩ phát hiện nguy cơ tổn thương cao. Đặc biệt, noisoitieuhoa.com còn cung cấp dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á nhằm tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương và dấu hiệu bất thường trong ống tiêu hóa. Phương pháp này còn giúp hạn chế tối đa các tổn thương ở dạ dày – thực quản, giúp bệnh nhân có trải nghiệm nội soi thoải mái, dễ chịu.

nội soi giúp tìm nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến hôi miệng
noisoitieuhoa.com sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, sử dụng trang thiết bị tối tân cùng quá trình Nội Soi Tiền Mê cam kết tỷ lệ phát hiện bệnh chuẩn xác lên đến 90-95%.

Đặt hẹn ngay với noisoitieuhoa.com qua Hotline 0939 01 01 01 hoặc tại đây: Đặt lịch khám.

Cách giảm hôi miệng khi bị trào ngược dạ dày – thực quản

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cũng nên thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày để giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng. Theo đó, người bệnh nên:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm có thể làm tăng trào ngược dạ dày – thực quản như hành, tỏi, cà chua, trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, socola, đồ chiên,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hạn chế bị trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Không nằm ngay sau khi ăn.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận.
  • Nhai kẹo cao su sau khi ăn.
  • Kê cao gối khi ngủ.

Câu hỏi thường gặp

Trào ngược dạ dày – thực quản có gây hôi miệng không?

Trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ra hôi miệng. Dấu hiệu để nhận biết là hơi thở có mùi chua, hăng mạnh. Tình trạng hôi miệng thường kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày – thực quản gây hôi miệng là gì?

Đó là do cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động bất thường, tạo điều kiện cho các chất trong dạ dày (acid dạ dày, dịch mật và thức ăn chưa tiêu hóa) trào ngược lên thực quản và họng gây hôi miệng.

Có thể điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản gây hôi miệng không?

Người bệnh có thể dùng thuốc điều trị tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản như thuốc trung hòa acid, thuốc ức chế bơm proton (PPI),… theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để giảm trào ngược dạ dày – thực quản gây hôi miệng, bệnh nhân cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Tài liệu tham khảo:

1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – noisoitieuhoa.com

2. Erica Roth. Acid Reflux and Bad Breath. 31 05 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/bad-breath. (đã truy cập 07 04, 2021).

3. Gastro Center of NJ. How to Treat Bad Breath from Acid Reflux. https://gastrocenternj.com/acid-reflux-and-bad-breath/. (đã truy cập 07 04, 2021).

4. Zawn Villines. How does acid reflux affect the tongue? 19 01 2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/acid-reflux-tongue. (đã truy cập 07 04, 2021).

5. WebMD. What Is Acid Reflux Disease? 25 04 2023. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/what-is-acid-reflux-disease. (đã truy cập 07 04, 2021).

6. Adrienne Dellwo. The Anatomy of the Lower Esophageal Sphincter. 23 08 2022. https://www.verywellhealth.com/lower-esophageal-sphincter-5194327. (đã truy cập 07 04, 2021).

7. Cleveland Clinic . GERD (Chronic Acid Reflux). 12 06 2019. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview.(đã truy cập 07 04, 2021).

8. Marcel Yibirin,corresponding author Diana De Oliveira, Roberto Valera, Andrea E Plitt, and Sophia Lutgen. Adverse Effects Associated with Proton Pump Inhibitor Use. 18 01 2021. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7887997/.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Đặt Khám Theo Yêu Cầu Yêu Cầu Trợ Lý Bác Sĩ Tư Vấn Miễn Phí