
Trào ngược dạ dày là bệnh lý mạn tính phổ biến và có thể ảnh hưởng bất kỳ ai. Bệnh không chỉ gây ra triệu chứng liên quan tiêu hóa, mà còn dẫn đến triệu chứng khó thở và các vấn đề về hô hấp, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy trào ngược dạ dày gây khó thở do đâu và có cách điều trị như thế nào? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây!
Giải thích thuật ngữ:
Trào ngược dạ dày là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuật ngữ chuẩn y khoa là trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ trào ngược dạ dày với mục đích tiếp cận nhiều độc giả hơn.
Biểu hiện khó thở của người bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày (còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản) là tình trạng dịch acid trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, từ đó làm kích ứng niêm mạc thực quản. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm ợ nóng, ợ trớ, khó nuốt, khó tiêu, buồn nôn, nôn ói,…
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày còn gặp triệu chứng không điển hình liên quan đến hô hấp như là khó thở. Khó thở là triệu chứng nghiêm trọng của tình trạng trào ngược dạ dày với một số dấu hiệu nhận biết bao gồm tức ngực, thở dốc, thở gấp, tăng nhịp tim, khò khè,…

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây khó thở là gì?
Trào ngược dạ dày có khả năng không trực tiếp gây ra triệu chứng khó thở mà có thể gián tiếp gây ra thông qua bệnh lý hen suyễn. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa 2 bệnh lý này.
Một nghiên cứu năm 2019 đã cho thấy mối quan hệ 2 chiều giữa trào ngược dạ dày và hen suyễn. Điều này nghĩa là người bị hen suyễn có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày và ngược lại, người bị trào ngược dạ dày có tỷ lệ cao mắc hen suyễn.
Các cơn co thắt khí quản do hen suyễn có thể làm tăng tỷ lệ ợ trớ bằng cách tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến cho lớp cơ hoạt động không ổn định và dễ gây ợ nóng, ợ trớ. Ngoài ra, khi acid bị đẩy ngược vào thực quản và đi vào phổi, điều này làm kích thích và gây co thắt khí quản. Từ đó làm cho các hen suyễn xuất hiện.
Nhìn chung, khó thở có thể đến từ bệnh lý trào ngược dạ dày hoặc hen suyễn hoặc cả hai. Đôi khi, khó thở còn có thể bắt nguồn từ bệnh lý tim mạch. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và hô hấp để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày là tình trạng acid trào ngược vào thực quản. Vì thế, tình trạng này kéo dài tăng tỷ lệ mắc các biến chứng liên quan đến thực quản như viêm thực quản, hội chứng Mallory-weiss, Barrett thực quản và nghiêm trọng nhất là ung thư thực quản.
Không những vậy, trào ngược dạ dày còn có thể dẫn đến biến chứng liên quan đến hô hấp. Các biến chứng bao gồm hen suyễn kéo dài, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi,… Các biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và cần được can thiệp y tế nhanh chóng.
Khi nào cần đi khám?
Nếu cảm thấy khó thở đột ngột hoặc triệu chứng trào ngược dạ dày ngày càng dai dẳng, thậm chí còn trầm trọng hơn, Cô Chú, Anh Chị cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở
Tùy vào tình trạng trào ngược dạ dày gây ra khó thở, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị và giảm bớt triệu chứng bệnh.
Các phương pháp điều trị và giảm nhẹ triệu chứng trào ngược dạ dày gây khó thở:
- Dùng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc trị trào ngược dạ dày (thuốc ức chế bơm proton PPI, thuốc kháng histamin H2,…), thuốc điều trị hô hấp giúp bệnh nhân dễ thở hơn (thuốc thông mũi, steroid dạng hít,…).
- Ăn uống khoa học: Người bệnh nên hạn chế dùng thực phẩm có tính acid gây kích ứng niêm mạc thực quản (cam, quýt, cà chua,…), các loại đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích (socola, chất béo, đồ uống có cồn, caffeine,…). Đồng thời, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm tải áp lực cho dạ dày, tránh ăn khuya để kiểm soát các triệu chứng trào ngược.
- Thay đổi lối sống: Người bệnh nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Người bệnh cũng không nên nằm ngay sau ăn (đợi ít nhất 3 giờ), kê cao đầu giường khoảng 15cm để hạn chế dịch acid trào lên thực quản. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tập thể dục thường xuyên để giảm cân hoặc duy trì cân nặng ổn định, kết hợp thực hiện các bài tập thở giúp cơ thể thư giãn.
> Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào?

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm:
Khi gặp tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở, Cô Chú/Anh Chị cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế, phòng khám uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương hướng điều trị hiệu quả.
Doctor Check sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa. Doctor Check đã điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa phổ biến, trong đó có trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chỉ định các cận lâm sàng và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Đồng thời, các bác sĩ còn tư vấn cho bệnh nhân về cách ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp hỗ trợ cải thiện bệnh trạng. Kết hợp sử dụng thuốc Brandname để giảm chi phí điều trị trên toàn bộ lộ trình, nhằm giúp bệnh nhân đỡ áp lực tài chính khi chữa bệnh.
Không chỉ vậy, Doctor Check còn là một trong những đơn vị hiếm hoi tại TP. HCM đầu tư máy móc tiên tiến kết hợp với phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) đạt chuẩn quốc tế giúp tăng tỷ lệ phát hiện chính xác tổn thương trong hệ tiêu hóa. Phương pháp Nội Soi Không Đau cũng đảm bảo không gây đau hay khó chịu, mang đến cho bệnh nhân trải nghiệm dễ chịu, thoải mái.

>> Gọi ngay đến Hotline 028 5678 9999 hoặc đặt lịch khám với bác sĩ Doctor Check sớm nhất tại đây: ĐẶT LỊCH KHÁM.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng đi kèm khác:
Câu hỏi thường gặp
Triệu chứng khó thở do trào ngược dạ dày biểu hiện thế nào?
Triệu chứng khó thở do trào ngược dạ dày biểu hiện bằng cảm giác tức ngực, thở dốc, thở gấp, tim đập nhanh cùng tiếng thở khò khè.
Trào ngược dạ dày gây khó thở khi ngủ có sao không?
Trào ngược dạ dày gây khó thở vào ban đêm có thể làm ảnh hưởng giấc ngủ của người bệnh. Tình trạng này về lâu dài có thể khiến tinh thần người bệnh mệt mỏi, uể oải, cản trở nhiều sinh hoạt thường ngày. Việc thiếu ngủ thường xuyên cũng có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn.
Trào ngược dạ dày gây khó thở phải làm sao?
Khi thấy triệu chứng khó thở do trào ngược dạ dày, bệnh nhân nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bằng phác đồ phù hợp. Thông thường, người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng thuốc và hướng dẫn lối sống, ăn uống khoa học để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Tài liệu tham khảo:
1. Trung tâm nội soi & chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa Doctor Check.
2. Robin Madell. Acid Reflux and Shortness of Breath. 17 04 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/shortness-of-breath . (đã truy cập 07 12, 2021).
3. Jon Johnson. What causes acid reflux and shortness of breath? 19 12 2019. https://www.medicalnewstoday.com/articles/327359. (đã truy cập 07 12, 2021)
4. Cleveland Clinic. Dyspnea. 11 11 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/16942-dyspnea. (đã truy cập 07 12, 2021)
5. Mount Sinai Health System. Can Acid Reflux Cause Shortness of Breath? 04 06 2023. https://health.mountsinai.org/blog/can-acid-reflux-cause-shortness-of-breath/. (đã truy cập 07 12, 2021)
6. WebMD. Breathing Problems. 02 05 2023. https://www.webmd.com/lung/breathing-problems-causes-tests-treatments. (đã truy cập 07 12, 2021)
7. Erica Cirino. 9 Home Treatments for Shortness of Breath (Dyspnea). 23 02 2023. https://www.healthline.com/health/home-treatments-for-shortness-of-breath. (đã truy cập 07 12, 2021)
8. Katie McCallum. What Does Shortness of Breath Feel Like & When Is It Serious? 07 07 2021. https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2021/jul/what-does-shortness-of-breath-feel-like-and-when-is-it-serious/. (đã truy cập 07 12, 2021)