Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ợ nóng, ợ trớ vô cùng khó chịu. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây viêm thực quản, hẹp thực quản, ung thư biểu mô thực quản,… Vậy trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? Bài viết sau sẽ cập nhật những loại thuốc trào ngược dạ dày – thực quản phổ biến hiện nay. Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tham khảo!
Lưu ý:
Trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh mạn tính không điều trị dứt điểm bằng thuốc. Các loại thuốc dưới đây chỉ có tác dụng làm dịu triệu chứng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì có thể cần dùng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau, tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) là một trong những loại thuốc giảm tiết acid dạ dày. Theo phác đồ điều trị của Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG), bệnh nhân được chẩn đoán mắc trào ngược dạ dày thực quản sẽ được kê thuốc PPI uống trong vòng 8 tuần. Nếu triệu chứng không thuyên giảm thì sẽ thực hiện nội soi ống tiêu hoá trên để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm thực quản trào ngược có độ bao nhiêu, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tác dụng phụ của PPI rất ít khi xảy ra, bao gồm đau đầu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn hoặc ngứa. Tuy nhiên, PPI có thể làm ảnh hưởng đến việc một số loại thuốc như thuốc chống động kinh và thuốc chống đông máu như Warfarin hoặc Clopidogrel (Plavix). Chính vì thế, bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi uống PPI nếu đang dùng các loại thuốc khác.
Các loại thuốc ức chế bơm Proton (PPI) thường gặp như:
- Esomeprazole
- Omeprazole
- Lansoprazole
- Rabeprazole
- Pantoprazole
- Dexlansoprazole

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày:
Thuốc kháng Histamin H2
Thuốc kháng Histamin H2 là một trong những loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản được sử dụng phổ biến hiện nay.
Histamin là một hợp chất được sản xuất tự nhiên bởi một số tế bào trong cơ thể, trong đó có các tế bào trong niêm mạc dạ dày, kích thích tế bào thành dạ dày giải phóng axit. Thuốc kháng Histamin H2 có tác dụng làm giảm tiết acid dạ dày đến 70% chỉ trong khoảng thời gian 24 giờ.
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng Histamin H2 bao gồm chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy… nhưng rất hiếm xảy ra.
Các loại thuốc kháng Histamin H2 phổ biến:
- Famotidine
- Cimetidin
- Nizatidine
- Ranitidine

Thuốc trung hòa acid dạ dày
Thuốc trung hòa acid dạ dày (antacid) giúp làm giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản như ợ chua, ợ nóng, ợ trớ, khó tiêu,… Loại thuốc này có khả năng trung hòa acid dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của enzyme pepsin có vai trò phân giải thức ăn để tiêu hóa.
Các tác dụng phụ của thuốc trung hòa acid dạ dày bao gồm:
- Co thắt dạ dày hoặc đau ở vùng bụng
- Đầy hơi
- Buồn nôn và nôn
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Đau đầu
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc trung hòa acid dạ dày bao gồm:
- Tác dụng ngược: Thuốc kháng axit khiến cơ thể sản xuất nhiều axit hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng
- Thay đổi chức năng của hệ thống thần kinh
- Gây thiếu máu do thiếu sắt
- Loãng xương
- Tăng canxi máu
Chính vì thế, nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày không được khuyến khích sử dụng thường xuyên và lâu dài.

Thuốc điều hoà nhu động (Prokinetic)
Prokinetic là thuốc giúp kiểm soát trào ngược dạ dày – thực quản. Loại thuốc này có tác dụng tăng nhu động, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, hạn chế tồn đọng thức ăn trong dạ dày, từ đó hạn chế triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Đồng thời, Prokinetic còn giúp cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu tình trạng trào ngược axit lên trên thực quản.
Tuy nhiên, loại thuốc này ít được sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ như:
- Nhịp tim nhanh
- Lo lắng
- Trầm cảm
- Buồn ngủ
- Mờ mắt
- Mệt mỏi
- Rối loạn vận động
- Đau quặn bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nôn
Prokinetic thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc trào ngược dạ dày – thực quản khác như thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc kháng histamin H2.
Các loại thuốc điều hòa nhu động phổ biến:
- Bethanechol
- Cisapride
- Metoclopramide
- Mosapride
- Itopride

Trên đây là những loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phổ biến. Tuy nhiên, nếu như việc điều trị bằng thuốc không thành công, Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi dạ dày để quan sát, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều cần thiết là Cô Bác, Anh Chị, cần thăm khám sớm để có hướng xử trí kịp thời, hiệu quả.
Cùng tìm hiểu thêm:
Doctor Check là một trong những phòng khám tiêu hóa hiếm hoi chuyên sâu về nội soi, trong đó có nội soi dạ dày. Bên cạnh đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tình, Doctor Check còn nổi bật với dịch vụ nội soi dạ dày không đau (nội soi dạ dày tiền mê).
Đây là dịch vụ giúp quý khách hàng trải nghiệm quá trình nội soi thoải mái. Đây cũng là phương pháp được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á để tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương và bất thường bên trong hệ tiêu hóa.
Những ưu điểm nổi bật khác tại Doctor Check:
- Máy móc, thiết bị hiện đại.
- Quy trình nội soi chuẩn thế giới.
- Phòng khám làm việc sớm từ 6h – 15h, nhanh chóng tiện lợi.
- Chi phí hợp lý, phù hợp với tài chính của nhiều khách hàng.
Truy cập dịch vụ nội soi tiêu hóa để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ nội soi dạ dày và đặt hẹn cùng Doctor Check ngay hôm nay. Phòng khám dạ dày Doctor Check sở hữu trang thiết bị hiện đại, giúp quá trình nội soi dạ dày diễn ra thoải mái và cho kết quả chính xác.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm về bệnh trào ngược dạ dày:
Câu hỏi thường gặp
Tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Mỗi nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày – thực quản có tác dụng phụ khác nhau. Người bệnh cần đến gặp Bác sĩ để được tư vấn loại thuốc đang sử dụng có tác dụng phụ nào nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản có chữa dứt điểm bằng thuốc được không?
Tuỳ vào biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng, thuốc điều trị trào ngược dạ dày có thể có tác dụng. Tuy nhiên, để tối ưu hóa quá trình điều trị, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày một cách khoa học. Trong trường hợp kháng trị (không đáp ứng với điều trị nội khoa), cần có sự phối hợp thêm của phẫu thuật (ngoại khoa).
Có những cách nào chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng dân gian?
Đối với trào ngược dạ dày thực quản, hiện tại chưa có cách chữa nào bằng các bài thuốc dân gian, bao gồm gừng, mật ong, nghệ,… Người bệnh nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương thức chữa bệnh nào.
Tài liệu tham khảo
- Ban biên tập WebMD. Which OTC Meds Treat Heartburn? 30 03 2023. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/treating-heartburn-over-counter-medicine (đã truy cập 14 04 2023).
- Ban biên tập WebMD. Prescription Drugs for Heartburn and Reflux. 18 04 2022. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/prescription-treatments (đã truy cập 14 04 2023).
- Ban biên tập FDA. Over-The-Counter (OTC) Heartburn Treatment. 12 03 2021. https://www.fda.gov/drugs/information-consumers-and-patients-drugs/over-counter-otc-heartburn-treatment (đã truy cập 14 04 2023).
- Ban biên tập Cleveland Clinic. Antacid. 20 05 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/23076-antacid (đã truy cập 14 04 2023).
- Blake H. Salisbury; Jamie M. Terrell. Antacid. 15 08 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK526049/ (đã truy cập 14 04 2023).
- Michael M. Phillips. H2 blockers. 22 04 2022. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000382.htm (đã truy cập 14 04 2023).
- Physiology, Peristalsis. Kajal S. Patel; Aravind Thavamani. 12 03 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK556137/ (đã truy cập 14 04 2023).
- Michael Kerr. Prokinetic Agents. 13 04 2020. https://www.healthline.com/health/gerd/prokinetics (đã truy cập 14 04 2023).
- Tyler Walker, MD. H2 Receptor Blockers. 10 04 2020 https://www.healthline.com/health/gerd/h2-blockers (đã truy cập 14.05.2023).
- Ban biên tập WebMD What to Know About Prokinetic Agents 01 06 2021. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/what-to-know-prokinetic-agents (đã truy cập 15.05.2023).