
Nôn ra dịch vàng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này, Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan, cần thăm khám sớm để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nôn ra dịch mật vàng
Nôn ra dịch vàng xảy ra khi mật trào ngược từ ruột non vào dạ dày. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân nôn ra dịch vàng cần dựa vào một số triệu chứng cũng như tính chất của nôn ói.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng nôn mật vàng:
Trào ngược mật
Trào ngược mật là hiện tượng dịch mật trào ngược lên dạ dày, rồi từ dạ dày trào ngược lên thực quản, thay vì di chuyển đến ruột non. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược mật có thể do phẫu thuật túi mật, loét dạ dày – tá tràng,… khiến cơ vòng môn vị bị suy yếu. Khi bị trào ngược dịch mật, ngoài nôn ra nước màu vàng có vị đắng, người bệnh còn có thể cảm thấy đau bụng trên dữ dội, ợ nóng, khàn giọng, ho dai dẳng,…

Thoát vị hoành
Thoát vị hoành xảy ra do sự suy yếu của các cơ hoành, khiến một phần của dạ dày di chuyển vào khoang lồng ngực. Nguyên nhân gây ra thoát vị hoành thường không rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh là tuổi tác, chấn thương, phẫu thuật vùng bụng,… Một số trường hợp thoát vị hoành thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên đến khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như trào ngược, có vị chua hoặc đắng trong miệng, ợ hơi, hôi miệng,…
Tắc nghẽn đường ruột
Tắc nghẽn đường ruột (hay tắc ruột) là tình trạng ruột bị tắc một phần hoặc hoàn toàn, gây cản trở sự di chuyển của thức ăn, chất lỏng trong đường tiêu hóa, dẫn đến bít tắc và không thể đào thải chúng ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột, có thể là do dính ruột, thoát vị, xoắn ruột, ung thư ruột kết, lồng ruột, bệnh Crohn,… Các triệu chứng của tắc ruột bao gồm đau bụng dữ dội, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, nôn (có thể nôn ra dịch mật),…
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể làm giãn cơ thắt môn vị, gây tác dụng phụ là nôn ra dịch màu vàng. Cụ thể:
- Thuốc chủ vận Beta-2: Được sử dụng cho bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Thuốc chẹn kênh Canxi: Được sử dụng cho bệnh cao huyết áp.
- Thuốc Nitrat: Dùng để điều trị đau thắt ngực.
- Thuốc Xanthines: Được sử dụng để điều trị bệnh gout.
- Thuốc Benzodiazepin: Được sử dụng điều trị chứng lo âu và mất ngủ.

Những nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý và tác dụng phụ của thuốc, tình trạng nôn dịch vàng cũng có thể do một số yếu tố sau:
- Uống nhiều rượu: Rượu vừa làm tăng tốc độ làm rỗng túi mật, vừa khiến co thắt cơ trong ruột yếu, dẫn đến làm chậm quá trình di chuyển thức ăn. Tình trạng này có thể thúc đẩy dịch mật trào ngược từ ruột lên dạ dày, thực quản và dẫn đến nôn dịch ra ngoài.
- Ốm nghén: Những người bị ốm nghén thường có dạ dày trống rỗng, nên khi buồn nôn sẽ nôn ra mật vàng đắng kèm dịch vị dạ dày.
Mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm:
Ói ra nước màu vàng khi nào nên gặp bác sĩ?
Nôn ra dịch vàng có thể là dấu hiệu của tình trạng bình thường hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, cần đến gặp bác sĩ ngay khi nôn ói ra mật vàng kèm theo các triệu chứng như sốt cao, nôn không ngừng, có máu lẫn trong chất nôn, đau ngực, đau bụng dữ dội,… Theo đó, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nôn ra dịch vàng đắng rất quan trọng, giúp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng hiệu quả.
Hiện nay, Doctor Check là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về nội soi và chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa uy tín tại TP.HCM. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm, kết hợp trang thiết bị máy móc hiện đại và dịch vụ Nội Soi Không Đau, giúp tăng tỷ lệ phát hiện bệnh lý tiêu hóa với độ chính xác từ 90 – 95%.
Sau chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh theo Guideline và kê thuốc Brand-name chính hãng, tối ưu lộ trình điều trị, giúp người bệnh sớm hồi phục và ngăn triệu chứng tái phát. Ngoài ra, bảng giá khám và điều trị tại Doctor Check còn được niêm yết rõ ràng, hợp lý, giúp người bệnh an tâm chữa trị. Đặc biệt, phòng khám mở cửa từ lúc 6 giờ – 13 giờ, thuận tiện cho các Cô Chú, Anh Chị từ tỉnh thành khác đến thăm khám và hoàn tất điều trị trong ngày.

>> Đặt lịch khám ngay với Doctor Check tại Đặt Lịch Khám hoặc Hotline 028 5678 9999.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng nôn ra mật vàng?
Để hạn chế tình trạng nôn ra dịch vàng, Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì trọng lượng ở mức vừa phải giúp giảm những áp lực không cần thiết lên dạ dày và các cơ quan nội tạng.
- Chia bữa ăn thành những bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa chính trong ngày, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Tránh nằm ngay sau khi ăn: Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, người bệnh nên tránh nằm ngay mà cần ngồi thẳng sau bữa ăn.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo: Chất béo sẽ kích thích sản xuất hormone cholecystokinin, nhằm tăng tiết mật nhiều hơn để phân hủy chất béo. Vì thế, để ngăn sản xuất dịch mật, bệnh nhân cần tránh tiêu thụ xúc xích, thịt xông khói, đồ chiên, đồ nướng, bánh ngọt,…
- Kê gối khi nằm: Để ngăn dịch mật trào ngược từ dạ dày lên miệng, bệnh nhân nên kê gối dưới lưng và đầu trong khi nằm, đảm bảo đầu được nâng cao từ 10 đến 20cm.
- Tránh hút thuốc và uống rượu: Hai yếu tố này đều có thể gây kích thích khí quản và thực quản, tăng nguy cơ nôn ra dịch mật nên cần hạn chế.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, Cô Chú, Anh Chị đã biết được nguyên nhân gây nôn ra dịch vàng là gì và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Nôn mật vàng đắng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà người bệnh không nên chủ quan. Nếu tình trạng nôn dịch vàng cùng các triệu chứng khác ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị đúng cách.
Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu các triệu chứng khác:
Câu hỏi thường gặp
Nôn ra mật vàng đắng có sao không?
Nôn ra dịch vàng đắng có thể là dấu hiệu của trào ngược mật, thường xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, cắt bỏ túi mật hoặc do loét dạ dày – tá tràng. Ngoài nôn ra mật, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như đau dữ dội ở vùng bụng trên, ợ nóng thường xuyên, ho, khàn giọng,…
Nôn ra dịch vàng cảnh báo bệnh gì?
Nôn mật vàng không hẳn là cơ chế tự nhiên của cơ thể, mà còn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như thoát vị hoành, tắc ruột,… với nhiều triệu chứng kèm theo khiến người bệnh khó chịu. Do đó, ngay khi có biểu hiện nôn dịch vàng bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Phòng ngừa nôn ra mật vàng như thế nào?
Để ngăn ngừa tình trạng nôn ra dịch vàng đắng, mỗi người cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh như kiểm soát cân nặng vừa phải, tránh nằm ngay sau khi ăn, hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, không nên hút thuốc và uống rượu bia,…
Tài liệu tham khảo
1. Kristina Duda, RN. Throwing Up Yellow Bile: Causes and Treatment. 20 04 2023. https://www.verywellhealth.com/evaluate-your-vomiting-770363# (đã truy cập 16 08 2023).
2. Amber J. Tresca. Bile Reflux. 09 03 2023. https://www.verywellhealth.com/bile-reflux-7197821 (đã truy cập 16 08 2023).
3. WebMD Editorial Contributors. What to Know About Yellow Bile. 11 06 2021. https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-to-know-about-yellow-bile (đã truy cập 16 08 2023).
4. Jenna Fletcher. Why am I vomiting green or yellow bile?. 14 04 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321083 (đã truy cập 16 08 2023).5. Dr. Sruthi M., MBBS.
5. What Does It Mean When You Throw Up Bile?. 23 08 2021. https://www.medicinenet.com/what_does_it_mean_when_you_throw_up_bile/article.htm (đã truy cập 16 08 2023).