Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Ngày càng có nhiều người đau dạ dày vì thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học, dẫn đến bệnh lý dạ dày dai dẳng. Vì thế, người bệnh cần tìm hiểu và xác định rõ nguyên nhân đau dạ dày (đau bao tử) để tìm ra hướng điều trị dứt điểm. Dưới đây là 8 lý do bị đau dạ dày thường gặp nhất, mời bạn cùng tham khảo.

Giải thích thuật ngữ:

Đau dạ dày (đau bao tử) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuật ngữ chuẩn y khoa của nó là đau thượng vị.

Bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ đau dạ dày và với mục đích tiếp cận với nhiều đọc giả hơn.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

Nguyên nhân gây đau dạ dày (đau bao tử) có thể xuất phát từ tình trạng nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Vi khuẩn Hp cư trú trong dạ dày có thể gây viêm ở niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể tiến triển thành tình trạng viêm dạ dày mạn tính hoặc loét dạ dày. Hơn nữa, nhiễm khuẩn Hp là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Các nguồn lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu từ thức ăn, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc đồ dùng nấu ăn, dụng cụ nhà bếp thiếu vệ sinh. Đồng thời, vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua tuyến nước bọt hoặc dịch cơ thể.

Triệu chứng nhiễm khuẩn Hp có thể xuất phát từ tình trạng viêm dạ dày hoặc loét dạ dày – tá tràng, bao gồm:

nguyên nhân bị đau bao tử do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)
Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân đau bao tử, gây ra viêm và loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày mạn tính và ung thư dạ dày. (Nguồn hình ảnh minh họa DiagnosTechs).

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)

Nguyên nhân đau dạ dày có thể xuất phát từ bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Đây là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản, xảy ra do cơ thắt thực quản dưới (LES) hoạt động suy yếu, khiến dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Acid dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản khiến người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu.

Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là:

  • Ợ nóng sau khi ăn, nặng hơn vào ban đêm hoặc lúc nằm ngủ.
  • Nôn trớ thức ăn hoặc chất lỏng có vị chua.
  • Đau bụng trên hoặc đau ngực.
  • Khó nuốt.
  • Đau ngực.
  • Nôn.
  • Đau họng và khàn tiếng.
nguyên nhân bệnh đau dạ dày do trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày – thực quản là lý do phổ biến khiến người bệnh bị đau dạ dày, kèm theo triệu chứng ợ chua, khó nuốt. (Nguồn ảnh minh họa MedicalNewsToday).

Bệnh loét dạ dày – tá tràng

Bệnh loét dạ dày – tá tràng cũng là một trong những nguyên nhân đau dạ dày (đau thượng vị). Đây là một bệnh tiêu hóa khởi phát khi niêm mạc dạ dày – tá tràng xuất hiện các vết loét. 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng bao gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), căng thẳng quá mức, ăn nhiều thức ăn cay,…

Các triệu chứng mà người mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng có thể gặp là:

nguyên nhân đau dạ dày do bệnh loét dạ dày - tá tràng
Người mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng bị đau và nóng rát dạ dày, có thể kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, ợ chua,… (Nguồn ảnh minh họa The Medical Independent).

Bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là sự xuất hiện các tế bào ác tính phát triển mất kiểm soát từ lớp niêm mạc dạ dày và có thể xâm lấn đến hệ mô xung quanh hoặc ở xa (di căn). Trong đó, bị đau dạ dày (đau thượng vị) là một trong những triệu chứng ở người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm, và thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày khác. 

Sau một thời gian, tình trạng ung thư dạ dày có thể chuyển sang giai đoạn muộn và bắt đầu tiến triển. Lúc này, người bệnh có khả năng gặp các triệu chứng rõ ràng hơn như là cảm giác no sớm, khó nuốt, mệt mỏi, sụt cân,… Một số triệu chứng như nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen khá hiếm gặp.

Vì thế, tầm soát ung thư dạ dày là một trong những cách giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Với quy trình nội soi chuẩn thế giới cùng hệ thống máy móc, thiết bị cao cấp cho kết quả chính xác, bệnh nhân an tâm khi lựa chọn phòng khám dạ dày – endoclinic.vn để tầm soát ung thư dạ dày.

Mời Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu thêm về bệnh:

nguyên nhân gây đau dạ dày do ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm của đường tiêu hóa nhưng ban đầu lại có triệu chứng khá mơ hồ, nếu không phát hiện sớm có thể tiến triển nặng dẫn đến tử vong.

Ăn uống không khoa học

Nguyên nhân bị đau dạ dày (đau thượng vị) ở nhiều người còn do thói quen ăn uống không khoa học, làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Cụ thể:

Ăn nhiều thực phẩm không tốt cho dạ dày

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là yếu tố khiến dạ dày bị tổn thương. Theo đó, có một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng, dẫn đến các cơn đau dạ dày.

Chế độ ăn uống không tốt cho dạ dày bao gồm các thực phẩm như:

  • Các loại thực phẩm có tính axit cao dễ gây kích ứng dạ dày như các loại trái cây có vị chua gồm xoài chua, cà chua, cam chanh,…
  • Thực phẩm khó tiêu có thể khiến dạ dày phải làm việc quá tải gồm đồ chiên, thức ăn nhanh, đồ uống có đường hoặc chứa caffein,…
  • Thực phẩm cay nóng hoặc các loại gia vị như tiêu, tỏi, ớt,… có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến những cơn đau kéo dài.
  • Thực phẩm gây đầy hơi khiến dạ dày bị đau căng và khó chịu như bắp cải, bông cải xanh, đậu,… và đồ uống có đường.

Uống nhiều rượu bia

Lạm dụng bia, rượu là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày (đau bao tử). Uống quá nhiều rượu bia và các thức uống có cồn khác có thể làm gia tăng lượng acid trong dạ dày, gây ra các triệu chứng như ợ nóng và các rối loạn tiêu hóa khác. Do đó, nên loại bỏ rượu bia ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, tránh xa những cơn đau dạ dày dai dẳng.

Ngộ độc thực phẩm

Các cơn đau thắt dạ dày là một trong những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt (từ 38 độ C trở lên),… Các triệu chứng này thường bắt đầu trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi người bệnh ăn thực phẩm nhiễm các loại khuẩn gây hại như E. coli (tùy chủng) hoặc Salmonella có ở trong thức ăn không nấu chín, không hợp vệ sinh.

nguyên nhân bị đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm
Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu đau dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Nguồn ảnh minh họa Maazsofts.

Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa sáng, ăn khuya

Chế độ ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn khuya là nguyên nhân đau dạ dày (đau bao tử) ở nhiều người. Khi có lịch ăn uống thất thường có thể dẫn đến tình trạng dạ dày liên tục tiết ra dịch vị khi đói nhưng không có thức ăn để tiêu hóa, lâu dần gây tình trạng viêm và loét dạ dày – tá tràng.

Ngoài ra, thói quen ăn khuya gây ra tình trạng thức ăn không được tiêu hóa kịp thời, dẫn đến đau dạ dày. Do đó, nên hạn chế ăn tối quá nhiều, đồng thời bữa ăn cuối cùng trong ngày nên cách giờ đi ngủ ít nhất từ 2-3 giờ.

Ăn vội, nhai không kỹ

Việc ăn miếng lớn, ăn vội mà không nhai kỹ có thể khiến cơ thể nuốt nhiều không khí, từ đó dẫn đến đầy hơi và gây ra các cơn đau tại đây. Do vậy, mỗi người nên xây dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.

Sinh hoạt không lành mạnh

Lối sống không lành mạnh cũng là yếu tố góp phần gây đau dạ dày. Trong đó, tình trạng stress/căng thẳng kéo dài, hay thức khuya, ngủ muộn,… ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày.

Stress/căng thẳng kéo dài

Trong nhịp sống bận rộn hiện nay, tình trạng căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân đau dạ dày (đau bao tử) thường xuyên. Vì khi cơ thể stress quá độ sẽ kích thích hệ thống thần kinh trung ương, khiến hệ tiêu hóa cũng bị chi phối, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hơn và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Tệ hơn, trạng thái căng thẳng có thể làm tình trạng viêm và loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS) trở nên nghiêm trọng. Do đó, để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, đẩy lùi các cơn đau dạ dày, Cô chú, Anh chị nên hạn chế căng thẳng bằng một số cách như là tập luyện thể dục mỗi ngày, tập yoga, kết nối và dành thời gian cho gia đình hay bạn bè,…

nguyên nhân đau bao tử do căng thẳng
Giữ cân bằng cuộc sống, giảm bớt căng thẳng là giải pháp bảo vệ sức khỏe và hệ tiêu hóa. Nguồn ảnh minh họa Mayoclinic.

Hút thuốc lá

Các chất độc hại trong thuốc lá có thể gây ra nhiều tác hại đến hầu hết các cơ quan nội tạng trong cơ thể, kể cả dạ dày. Người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ cao mắc các bệnh loét dạ dày – tá tràng. Một nghiên cứu cho thấy việc hút thuốc lá hơn 2 năm có thể làm tăng tiết acid trong dạ dày. Tình trạng này kéo dài có thể tăng nguy cơ bị viêm và loét dạ dày – tá tràng. 

Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn có thể gây bệnh trào ngược dạ dày – thực quản do khói thuốc làm suy yếu lớp cơ vòng dưới thực quản, tạo điều kiện cho acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây còn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư đường tiêu hóa khác.

Với những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, thói quen hút thuốc cần được hạn chế và tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn.

Thức khuya, ngủ muộn

Ban đêm là thời gian hệ tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi sau ngày dài hoạt động liên tục, cũng là lúc các tế bào niêm mạc dạ dày phục hồi và tái tạo. Thế nhưng khi thức khuya, ngủ muộn, dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid dịch vị, gây ra các vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày, hoặc nghiêm trọng hơn là viêm dạ dày, loét dạ dày.

Không dung nạp lactose, gluten

Không dung nạp lactose, gluten là tình trạng đường ruột trở nên nhạy cảm với các thực phẩm chứa đường lactose hoặc gluten, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa,… 

Đối với không dung nạp lactose, các triệu chứng có thể bắt đầu xuất hiện sau 30 phút hoặc vài giờ, còn không dung nạp gluten, triệu chứng có thể xuất hiện lên tới vài ngày sau khi ăn thực phẩm chứa gluten.

Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Gluten là một loại protein có trong một số loại sản phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch,… Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do không dung nạp lactose hay gluten gây ra, cách tốt nhất là hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này.

Vì thế, Cô chú, Anh chị nên kiểm tra kỹ thành phần thực phẩm trước khi ăn để xem trong đó có chứa lactose hoặc gluten hay không, từ đó đưa ra lựa chọn thực phẩm thích hợp.

nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày do chứng không dung nạp Lactose
Chứng không dung nạp Lactose khiến người bệnh bị đau thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, nôn mửa,… khi ăn các thực phẩm có đường Lactose. Nguồn ảnh minh họa Kean Health.

Lạm dụng thuốc

Khi dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị, người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng. Không nên lạm dụng thuốc, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm dạ dày khó chịu và gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Một số loại thuốc nếu lạm dụng có thể gây tác dụng phụ là đau dạ dày:

  • Các loại thuốc giảm đau làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày
  • Các loại thuốc kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Các loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh ung thư và thực phẩm chức năng bổ sung sắt (iron supplement)
nguyên nhân gây đau bao tử do lạm dụng thuốc
Lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa khác. Nguồn ảnh minh họa American Heart Association.

> Bài viết cùng chủ đề: Cách giảm đau dạ dày từ mẹo dân gian

Trên đây là những nguyên nhân đau dạ dày thường gặp nhất. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều lý do khác có thể dẫn đến triệu chứng đau dạ dày phổ biến này. Do đó, người bệnh cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có phương hướng điều trị dứt điểm.

endoclinic.vn – Trung tâm Nội soi & Chẩn đoán bệnh lý tiêu hoá uy tín TP. HCM

Noisoitieuhoa.com tự hào là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa uy tín tại TP. Hồ Chí Minh. Với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, endoclinic.vn cam kết chẩn đoán ung thư tiêu hóa chính xác từ 95 – 99%.

Tin chọn phòng khám nội soi dạ dày endoclinic.vn, bệnh nhân được đội ngũ bác sĩ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây những cơn đau dạ dày và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp theo Guideline và thuốc kê đơn Brandname. Đặc biệt, với tiến trình nội soi chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau dạ dày, endoclinic.vn sử dụng hệ thống máy nội soi tiên tiến hiện nay với độ phóng đại 100 – 135 lần cùng chế độ nhuộm ảo, màn hình độ phân giải 4K sắc nét.

Thêm nữa, endoclinic.vn còn cung cấp dịch vụ Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng không đau (Nội soi tiền mê) được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á để tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương. Theo đó, quy trình nội soi đảm bảo đạt chuẩn quốc tế tuân thủ đúng và nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn, diệt khuẩn, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Đồng thời cam kết thời gian quan sát ít nhất 7 phút và chụp ít nhất 22 tấm hình tại các vị trí có nguy cơ tổn thương cao.

>> Đặt lịch khám dạ dày, bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa sớm nhất tại endoclinic.vn, Anh Chị vui lòng bấm: Đặt lịch khám hoặc liên hệ qua Hotline 028 5678 9999.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao đau dạ dày về đêm?

Các vấn đề về hệ tiêu hóa được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau dạ dày về đêm. Các nguyên nhân gây đau dạ dày về đêm có thể là do ăn no sát giờ ngủ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và trào ngược axit.  Một số bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) , loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày,… cũng khiến đau dạ dày về đêm.

Tại sao đau dạ dày lại buồn nôn?

Nguyên nhân gây đau dạ dày cấp tính (đau kéo dài trong thời gian ngắn) dẫn đến buồn nôn là do bị viêm niêm mạc dạ dày, hay tác dụng phụ của một số loại thuốc (như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư,…). 

Với trường hợp buồn nôn và đau dạ dày mạn tính (đau kéo dài dai dẳng thời gian dài), nguyên nhân có thể xuất phát do bệnh lý viêm dạ dày, tắc ruột, hội chứng ruột kích thích (IBS),…

Tài liệu tham khảo:

1.  Susan Bernstein. What Is H. pylori? 17 12 2022. https://www.webmd.com/digestive-disorders/h-pylori-helicobacter-pylori (đã truy cập 04 04, 2023)

2. Mayo Clinic Staff. Helicobacter pylori (H. pylori) infection. 05 05 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/symptoms-causes/syc-20356171 (đã truy cập 04 04, 2023)

3. Jennifer Larson. About GERD and stomach pain. 23 05 2022 https://www.healthline.com/health/gerd-stomach-pain#gerd-and-stomach-pain (đã truy cập 04 04, 2023)

4. Mayo Clinic Staff. Peptic ulcer. 11 06 2022 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223 (đã truy cập 04 04, 2023)

5. NHS. Overview-Stomach ulcer.  14 01 2022. https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer (đã truy cập 04 04, 2023)

6. National Cancer Institute. Gastric Cancer Treatment (PDQ®)–Patient Version. 23 09 2022. https://www.cancer.gov/types/stomach/patient/stomach-treatment-pdq (đã truy cập 04 04, 2023)

7. MedicalNewsToday. Why do I feel sick after I eat? 23 12 2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/321318#food (đã truy cập 04 04, 2023)

8. MedicalNewsToday. What to know about alcohol and stomach pain? 17 11 2022 https://www.medicalnewstoday.com/articles/alcohol-stomach-pain (đã truy cập 04 04, 2023)

9. WebMD. Eating Food Too Fast Speeds Heartburn. 23 05 2003. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/news/20030523/eating-food-too-fast-speeds-heartburn (đã truy cập 04 04, 2023)

10. NHS. Food poisoning. 18 06 2021. https://www.nhs.uk/conditions/food-poisoning/ (đã truy cập 04 04, 2023)

11. CDC. Food Poisoning Symptoms. 07 12 2022. https://www.cdc.gov/foodsafety/symptoms.html (đã truy cập 04 04, 2023)

12. NHS. 5 lifestyle tips for a healthy tummy. 12 12 2022. https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/digestive-health/five-lifestyle-tips-for-a-healthy-tummy/ (đã truy cập 04 04, 2023)

13. Time Of India. Why Eating Late At Night Is Bad For You? 18 06 2020

https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/why-eating-late-at-night-is-bad-for-you/photostory/77037880.cms?picid=77037883 (đã truy cập 04 04, 2023)

14. WebMD. The Stress Response. 30 11 2022. https://www.webmd.com/balance/stress-management/ss/slideshow-stress-and-you (đã truy cập 04 04, 2023)

15. MedicalNewsToday. Can smoking cause stomach pain? Digestive issues and more. 25 11 2022. https://www.medicalnewstoday.com/articles/can-smoking-cause-stomach-pain (đã truy cập 04 04, 2023)

16. Spatzmedical. Can Lack Of Sleep Cause Stomach Problems? https://www.spatzmedical.com/sleep-deprivation-affects/ (đã truy cập 04 04, 2023)

17. Katherine Zheng. Can Sleep Affect Digestion? 21 01 2023. https://thesleepdoctor.com/physical-health/can-sleep-affect-digestion/ (đã truy cập 04 04, 2023)

18. Mayo Clinic Staff. Lactose intolerance. 05 03 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lactose-intolerance/symptoms-causes/syc-20374232 (đã truy cập 04 04, 2023)

19. WebMD Editorial Contributors. Foods High in Lactose. 15 11 2022. https://www.webmd.com/diet/foods-high-in-lactose (đã truy cập 04 04, 2023)

20 NHS. Overview-Coeliac disease. 03 12 2019. https://www.nhs.uk/conditions/coeliac-disease (đã truy cập 04 04, 2023)

21. WebMD Editorial Contributors. Foods High in Gluten. 15 11 2022. https://www.webmd.com/diet/foods-high-in-gluten (đã truy cập 04 04, 2023)

22. WebMD Editorial Contributors. Which Medicines Can Cause Stomach Pain?. 21 05 2021. https://www.webmd.com/pain-management/medicines-stomach-pain (đã truy cập 04 04, 2023)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

56 + 54 = ?