Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi là một trong những bài thuốc dân gian do nhiều người truyền tai nhau để sử dụng tại nhà. Tuy vậy, việc dùng tỏi trị trào ngược dạ dày có thật sự hiệu quả? Nếu không, liệu có phương pháp nào khác giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé!
Lưu ý:
- Thuật ngữ chính xác của trào ngược dạ dày là Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
- Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác nhất, Cô Chú, Anh Chị nên đến bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Sơ lược về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn đến làm kích ứng và gây tổn thương niêm mạc thực quản. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm ợ nóng, ợ chua, kèm cảm giác đau tức ngực, khó nuốt, khó tiêu, buồn nôn, nôn ói,…
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng thường xảy ra ở những người thừa cân – béo phì, có chế độ ăn uống không lành mạnh, phụ nữ mang thai, hoặc người thường xuyên hút thuốc lá, căng thẳng/stress,…
> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?
Tìm hiểu lợi ích của tỏi
Allicin được xem là thành phần có hoạt tính sinh học chính của tỏi. Nhờ có thành phần này mà tỏi mang đến các lợi ích như sau:
- Tỏi có thể làm giảm cholesterol, hỗ trợ chữa bệnh lý tim mạch.
- Tỏi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư đại tràng.
- Tỏi còn được dùng cho các trường hợp cảm lạnh thông thường.
Tỏi trị trào ngược dạ dày được không?
Trên thực tế, chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi chỉ là bài thuốc dân gian truyền miệng. Cho đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học chứng minh tỏi có khả năng điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Mặt khác, nếu dùng tỏi không đúng cách có thể làm triệu chứng trào ngược dạ dày thêm trầm trọng, gây ợ nóng (khi ăn tỏi sống) hoặc buồn nôn, chóng mặt (khi sử dụng thực phẩm chức năng có chứa tỏi ở liều cao).
Ngoài ra, thực phẩm chức năng có chứa tỏi cũng có thể làm máu khó đông. Vì vậy, tỏi không nên được kết hợp với các loại thuốc điều trị rối loạn đông máu như warfarin (coumadin) hoặc aspirin. Người bệnh cũng nên tránh dùng tỏi trước hoặc sau khi phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày khoa học
Hiện nay, hầu hết người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày bằng cách dùng thuốc, hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày – thực quản nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật để giảm nhẹ các triệu chứng.
Dưới đây là các phương pháp hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày – thực quản:
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
Cô Chú, Anh Chị có thể giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản tại nhà bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh hơn. Cụ thể:
- Lời khuyên về sinh hoạt: Nâng đầu giường lên cao khoảng 15 cm (6 inch) khi nằm, tư thế nằm nghiêng bên trái, ngưng hút thuốc lá, duy trì cân nặng hợp lý, tránh mặc áo quá chật có thể gây áp lực lên bụng và phần dưới của thực quản.
- Lời khuyên về ăn uống: Thực hiện thói quen ăn chậm – nhai kỹ, chia nhỏ các phần ăn trong mỗi bữa, hạn chế sử dụng thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản như trái cây họ cam quýt, cà chua, hạt tiêu,…
> Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? Tư thế nằm nào tốt nhất?
Dùng thuốc không kê toa hoặc kê toa
Tùy tình trạng bệnh, Cô Chú, Anh Chị có thể điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bằng thuốc không kê toa hoặc thuốc kê toa. Theo đó, các loại thuốc trào ngược dạ dày như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng Histamin H2, thuốc trung hòa acid dạ dày (antacid),… có thể giúp giảm tiết và trung hòa acid dạ dày, từ đó hỗ trợ giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp đã áp dụng những cách trên mà triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản vẫn không thuyên giảm, hoặc bệnh diễn tiến quá nghiêm trọng.
Một số phương pháp phẫu thuật như là phẫu thuật thắt đáy vị Fundoplication, phẫu thuật cấy thiết bị LINX, phẫu thuật Stretta có thể giúp điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.
Nhìn chung, cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi chỉ là một phương pháp dân gian truyền miệng và chưa có nhiều bằng chứng khoa học cụ thể. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương thức chữa bệnh nào.
Song song đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ trào ngược dạ dày – thực quản, Cô Chú, Anh Chị nên đi thăm khám ngay để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Hiện nay, rất nhiều khách hàng tin chọn phòng khám nội soi dạ dày Doctor Check để thăm khám và điều trị bệnh lý tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Lý do bởi vì Doctor Check không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, mà còn trang bị đầy đủ các máy móc tiên tiến và kỹ thuật nội soi hiện đại. Thêm vào đó, trung tâm còn kết hợp dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) giúp Khách hàng cảm thấy thoải mái, giảm lo lắng và tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh lên đến 90% – 95%.
Trong quy trình nội soi tiêu hóa của Doctor Check còn nổi bật với 4 giải pháp, bao gồm:
- Sử dụng hệ thống máy nội soi tiên tiến nhất hiện nay có độ phóng đại 100 – 135 lần.
- Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt niêm mạc dạ dày, từ đó hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán đúng về bệnh lý mà Quý khách gặp phải.
- Màn hình nội soi 4K sắc nét, giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, giảm tình trạng bỏ sót và đồng nhất về kết quả.
- Cam kết thời gian quan sát ít nhất 7 phút đồng thời chụp ít nhất 22 tấm hình tại các vị trí có nguy cơ tổn thương cao. Nhờ vậy, bác sĩ có thể quan sát kỹ tổn thương, kể cả những tổn thương khó phát hiện ở vị trí góc khuất tại các nếp gấp niêm mạc.
Không chỉ vậy, tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể của Quý khách, bác sĩ Doctor Check sẽ khám, chỉ định đúng và đủ để vừa tiết kiệm chi phí vừa chẩn đoán chính xác được bệnh.
Cô Chú, Anh Chị có thể đặt hẹn ngay với bác sĩ Doctor Check thông qua Hotline 028 5678 9999 hoặc tại đây: Đặt lịch khám.
Câu hỏi thường gặp
Tỏi ngâm mật ong có chữa được trào ngược dạ dày?
Mật ong có thể hỗ trợ giảm một số triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở khoa học chứng minh sự kết hợp giữa tỏi và mật ong có thể chữa khỏi trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?
Mặc dù tỏi có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nhưng các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng tỏi dành cho người mắc trào ngược dạ dày – thực quản. Lý do chính là tỏi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như ợ nóng. Nếu muốn sử dụng tỏi, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Trào ngược dạ dày nên ăn gì để khỏi bệnh?
Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh bao gồm chuối, táo, bông cải xanh, thịt lợn nạc, gừng, nghệ, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,…), sản phẩm từ tinh bột (bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì,…).
Tài liệu tham khảo:
1. Trung Tâm Nội Soi Tiêu Hóa – noisoitieuhoa.com
2. Jessica DiGiacinto. Everything You Need to Know About Acid Reflux and GERD. 30 06 2023. https://www.healthline.com/health/gerd (đã truy cập 04 07 2023).
3. Chaunie Brusie. Can You Eat Garlic If You Have Acid Reflux?. 30 05 2023. https://www.healthline.com/health/digestive-health/garlic-acid-reflux (đã truy cập 04 07 2023).
4. Cleveland Clinic. GERD (Chronic Acid Reflux). 12 06 2019. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview (đã truy cập 04 07 2023).
5. Robin Madell. Foods to Help Your Acid Reflux. 07 07 2023. https://www.healthline.com/health/gerd/diet-nutrition (đã truy cập 04 07 2023).