Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có nguy hiểm không?
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.
Ths. Bs Thái Việt Nguyên

Áp lực công việc và những căng thẳng trong cuộc sống hiện đại khiến số người mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) ngày càng tăng. Vậy trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không? Căn bệnh này thường diễn biến thầm lặng nên khiến người bệnh chủ quan, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là gì, biểu hiện thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (tên tiếng Anh: Gastroesophageal reflux disease – GERD) là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này làm kích ứng niêm mạc thực quản, khiến người bệnh thường xuyên bị ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, khó nuốt, đau họng,…

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là gì, biểu hiện thế nào?
Nguyên nhân trào ngược dạ dày – thực quản là do cơ thắt thực quản dưới không đóng kín, tạo điều kiện cho thức ăn cùng các chất dịch và axit dạ dày trào ngược trở lại thực quản.

> Tìm hiểu thêm: Triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản thường gặp

Trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày – thực quản thường tiến triển thầm lặng nên khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, nếu tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các biến chứng của trào ngược dạ dày – thực quản là:

  • Viêm thực quản
  • Loét thực quản
  • Hẹp thực quản
  • Barrett thực quản
  • Ung thư thực quản

Viêm thực quản

Viêm thực quản (tên tiếng Anh: Esophagitis) là tình trạng viêm niêm mạc của thực quản. Các triệu chứng phổ biến của viêm thực quản bao gồm khó nuốt, đau rát khi nuốt, đau ngực. Một số triệu chứng khác đó là đau họng, khàn giọng, ho khan,… Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến xuất huyết thực quản, loét thực quản, Barrett thực quản,…

Loét thực quản

Loét thực quản là tình trạng xuất hiện các vết loét ở niêm mạc thực quản. Triệu chứng phổ biến của loét thực quản là xuất hiện các cơn đau rát ở giữa ngực (đau thượng vị), hoặc cảm giác nóng rát ở giữa ngực (nóng rát thượng vị). Tình trạng loét thực quản nặng gây đau đớn, khó nuốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống dẫn đến suy nhược cơ thể.

Về lâu dài, loét thực quản không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hoá trên, Barrett thực quản, hẹp thực quản, thủng thực quản và ung thư thực quản, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Hẹp thực quản

Hẹp thực quản được chia thành 2 loại: hẹp thực quản lành tính và ác tính. Nguyên nhân gây hẹp thực quản lành tính đa phần do trào ngược dạ dày – thực quản, niêm mạc thực quản tiếp xúc thường xuyên với acid dạ dày dẫn đến hình mô sẹo làm hẹp thực quản. Đối với hẹp thực quản ác tính, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các bệnh lý ung thư thực quản.

Các triệu chứng của hẹp thực quản lành tính thường tiến triển chậm hơn so với hẹp thực quản ác tính. Nhìn chung, triệu chứng phổ biến của hẹp thực quản là hiện tượng khó nuốt tiến triển, người bệnh sẽ cảm thấy thức ăn nghẹn ở thực quản. Một số triệu chứng khác là đau khi nuốt, đau ngực và sụt cân không chủ đích.

Trào ngược dạ dày - thực quản có nguy hiểm không?
Hẹp thực quản, hay chít hẹp thực quản là tình trạng lòng thực quản bị thu hẹp bất thường, khiến bệnh nhân bị khó nuốt dẫn đến ăn uống kém và thậm chí suy nhược cơ thể.

Barrett thực quản

Barrett thực quản (tên tiếng Anh: Barrett’s esophagus, tiền ung thư thực quản) là tình trạng lớp niêm mạc của thực quản bị tổn thương do trào ngược axit, khiến lớp niêm mạc thay đổi so với bình thường. Khoảng 10% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản mạn tính có nguy cơ mắc Barrett thực quản.

Barrett thực quản thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân mắc Barrett thực quản có các biểu hiện liên quan đến trào ngược dạ dày – thực quản như là ợ nóng, trào ngược axit, khó nuốt. 

Barrett thực quản cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tuyến thực quản (esophageal adenocarcinoma) ở người bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư ở mức nhỏ. Người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ về các triệu chứng và tình trạng bệnh của bản thân để có các phương án điều trị và giúp tầm soát ung thư phù hợp.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là tình trạng lớp tế bào ở thực quản phát triển không kiểm soát dẫn đến hình thành ung thư trong thực quản. Ung thư thực quản có nhiều loại, trong đó 2 loại phổ biến bao gồm ung thư biểu mô tuyến thực quản và ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản (squamous cell carcinoma).

Nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư như là hút thuốc lá, uống rượu bia, béo phì, mắc Barrett thực quản, nhiễm virus papillomavirus (HPV),…  

Các triệu chứng ung thư thực quản thường không biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Chỉ khi ung thư đã tiến triển mới xuất hiện các triệu chứng như đau họng, nôn hoặc ho ra máu, ợ nóng, khàn tiếng, sụt cân không chủ đích,… và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Do đó, khi thấy các triệu chứng của trào ngược dạ dày – thực quản kéo dài hoặc trở nên trầm trọng, người bệnh nên nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách vì tình trạng trào ngược kéo dài có thể dẫn đến Barrett thực quản và làm tăng nguy cơ mắc ung thư. 

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Hiện nay, có nhiều loại thuốc khác nhau đang được sử dụng trong việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2,… Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Nhiều trường hợp bệnh lý trở nên nghiêm trọng và phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật nhằm chống trào ngược (antireflux surgery).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Để điều trị đúng cách và hiệu quả, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám các bác sĩ có chuyên môn để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và sử dụng thuốc mà chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản theo bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Có thể thấy, các biến chứng của trào ngược dạ dày – thực quản vô cùng nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, nếu thường xuyên trải qua các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản (ợ nóng, ợ chua, cảm giác khó nuốt…). Cô chú, Anh chị cần đi khám ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nội soi là một trong những công cụ hữu hiệu để chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá tổn thương ở dạ dày và thực quản. Tuy nhiên, để kết quả chính xác và hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương ở dạ dày – thực quản trong quá trình nội soi, Cô chú, Anh chị cần lựa chọn những địa chỉ thực hiện nội soi uy tín.

Doctor Check – Trung tâm Nội soi & Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa hàng đầu Việt Nam

Doctor Check là trung tâm hiếm hoi chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa, trong đó bao gồm tầm soát ung thư thực quản – dạ dày – tá tràng, ung thư đại trực tràng. Khi lựa chọn dịch vụ nội soi tại đây, quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • 100% bác sĩ đều có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm và vô cùng tận tâm. 
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến hiện nay, giúp mang lại kết quả chính xác. 
  • Đặc biệt, tại Doctor Check còn có dịch vụ Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê). Đây là phương pháp được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á để tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương và bất thường. Đồng thời, nội soi không đau cũng giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu và hạn chế tối đa tổn thương dạ dày – thực quản so với nội soi thông thường.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hẹn, Anh Chị có thể truy cập Đặt lịch khám hoặc gọi về 028 5678 9999.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp Cô Chú, Anh Chị giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày – thực quản có nguy hiểm không. Căn bệnh này thường tiến triển thầm lặng và gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, Quý khách cần đi thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán kỹ càng và đề xuất biện pháp điều trị dứt điểm.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có nguy cơ gây ung thư không?

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản có nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến thực quản, do niêm mạc thực quản thường xuyên tiếp xúc với acid dạ dày. Để xác định chính xác nguy cơ ung thư, Quý khách hàng nên đi tầm soát thường xuyên để hạn chế biến chứng.

Những triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản nào cần khám bác sĩ?

Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ khi tình trạng trào ngược axit, ợ nóng diễn ra hơn 2 lần 1 tuần hoặc các triệu chứng khác của chứng trào ngược dạ dày – thực quản kéo dài không dứt và có khuynh hướng trở nên trầm trọng.

Khó thở khi bị trào ngược dạ dày – thực quản có sao không?

Tình trạng khó thở xảy ra khi bị trào ngược dạ dày – thực quản có thể bởi vì dịch axit từ dạ dày khi trào ngược lên thực quản có khả năng đi vào phổi dẫn tới làm tổn thương đường hô hấp. Tình trạng này có thể gây ra phản ứng hen suyễn hoặc có thể gây viêm phổi do hít phải acid dạ dày.

Tài liệu tham khảo

1. Ban biên tập Mayo Clinic. Esophagitis. 29 11 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/esophagitis/symptoms-causes/syc-20361224 (đã truy cập 18 04 2023).

2. Maria Chiejina; Hrishikesh Samant. Esophageal Ulcer. 12 02 2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470400/. (đã truy cập 18 04 2023)

3. Jay P. Desai; Fady Moustarah. Esophageal Stricture. 23 05 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK542209/ . (đã truy cập 18 04 2023)

4. Ban biên tập Mayo Clinic. Barrett’s esophagus. 08 02 2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/barretts-esophagus/symptoms-causes/syc-20352841. (đã truy cập 18 04 2023)

5. Nayana Ambardekar. Barrett’s Esophagus: Symptoms, Causes, and Treatments. 19 09 2021. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/barretts-esophagus-symptoms-causes-and-treatments. (đã truy cập 18 04 2023) 

6. Ban biên tập Mayo Clinic. Esophageal cancer. 19 04 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/esophageal-cancer/symptoms-causes/syc-20356084. (đã truy cập 18 04 2023)

7. Ban biên tập Cleveland Clinic. Esophageal Cancer. 09 06 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/6137-esophageal-cancer. (đã truy cập 18 04 2023)

8. Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). 05 2018. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6140167/. (đã truy cập 18 04 2023)

Call Now

Tư Vấn Sức Khỏe Tiêu Hóa Miễn Phí Qua ZaloTư Vấn Miễn Phí Đặt Lịch Khám Tiêu HóaĐặt Lịch Khám